Từ những phuơng pháp khoa học người Hoa Kỳ đã tạo ra những dòng gà đeo vũ khí đá ác liệt vang danh thế giới. Con gà chiến của họ từ bộ lông, mỏ, cặp chân đến tính nết rất thuận tiện cho việc chinh chiến mang theo vũ khí.
Với thân hình lực lưỡng và bộ xương dài nặng rất thuận tiện cho gây giống gà đòn. Dùng căn bản là con gà nòi nặng chậm từ đó chúng ta thử bàn xem làm thế nào để phát triển ra hai giòng gà mới, một là giòng đá mình, hai là giòng đá đầu. Đá đầu cần cao, bay cao, di chuyển nhanh và đá chính xác. Đá mình cần kèo chặt, đá nặng đòn và bình tĩnh. Để đạt những tiêu chuẩn này dĩ nhiên ta cần phải pha với gà thế giới như Purma, Thái, Asil, Brasil. Đúc kết và làm rặt ra giống gà riêng. Nếu là bạn, bạn sẽ gây giống gà với bộ cánh, xương như thế nào? Một vấn đề thứ hai nữa là ngoài việc cản trùng huyết để làm rặt giòng, liệu gà đòn có cần sản xuất hàng loạt đá như nhau như giống gà vũ khí không? Vì gà cựa nhất chiêu nhì lực, gà đòn nhất lực nhì chiêu. Lợi và hại như thế nào khi cản cận huyết gà đòn? Có thể dùng những hình ảnh trong phần trưng hình để làm ví dụ.
Chính gà quốc tế đầy mà Mỹ tạo đuợc giống gà Mỹ đá vũ khí đinh gần như vô địch thế giới trong khi Mỹ không có con gà nào. Nếu người Mỹ chơi gà đòn khoảng một trăm năm đổ lại, họ cũng đã tạo ra giống gà riêng cho họ y như con đường chơi gà dao, gà đinh.
Còn giữ giống gà nòi VN, giống nào? mỏ nhỏ nhiều lông như gà Bà Điểm, hay ít lông cục mịch xương nhiều như gà miền Trung, con nào bây giờ cũng gọi nòi, nòi, ngay cả gà Nòi pha gà Thái cũng có tên “gà Sài Gòn” rồi cũng gọi tuốt gà nòi. Mục đích của tôi là muốn VN lai tạo gây ra một giống gà đòn riêng của VN với cấu trúc cơ thể và thế đánh đặc biệt thuận tiện cho việc đánh đòn. Nếu đá gà ở Mỹ ai cũng thấy con gà nòi không phải là vô địch, muốn đá hay phải pha, và pha thì có khi ra con đá hay, có khi pha năm bảy năm chưa ra hoặc ra rồi lại mất. Tôi muốn nói đây là tìm gà hay lai tạo rồi làm thuần giống, đóng dấu bản quyền gà VN luôn như nguời Mỹ. Còn việc giữ giống những con “nòi” cổ điển đá muời mấy ôm kèo qua kèo lại để pha với gà Thái, Burmese là một chuyện khác.
Nhìn giống gà rừng Phi, nhìn giống Asil hiện giờ vẫn nuôi để giữ rặt ròng để pha ra gà đá, mấy ai giữ Asil đi đá ngoài truờng lớn? Ai mang gà rừng Phi đi đá ? Ngay cả pha mới cũng không mấy giống đá lại những con pha rồi làm rặt chuyên nghiệp.
Ví dụ như pha giống Burmese với Thái rồi nòi, loại bỏ hết những con thân hình và đá không vừa ý để tạo ra một hay hai giòng gà mới nào đó, sau đó mới cản cận huyết để làm thuần ra một giòng gà không phải nòi cổ điê?n, không phải Thái, chẳng burmese hay Brasil. Nguời ở Mỹ nghĩ đến việc mang gà nòi qua Mỹ để pha giống đá, nhưng con gà nòi qua đây không chắc là gà hay rồi pha ra có khi đá được, có khi không, rồi đi tìm con gà nòi khác. Tôi lại nghĩ có vẻ ngược là mang gà quốc tế về việt nam để đúc với giòng gà cổ điển mà hiện giờ một ngày một ít người nuôi vì to quá, đá chậm quá, lâu quá và từ từ đuợc thay thế bằng những giòng gà lông lá nhiều hơn mà tôi tin rằng không ít thì nhiều có máu gà Thái hay gà cựa. Một mặt bảo tồn giống căn bản, một mặt tạo giống gà mới. Tôi không nghĩ cứ giữ con nòi là đủ.
Nhiều nguời pha nhưng pha đời này khác pha đời sau, con này khác con kia, đại khái là hay, nhưng hay làm sao không có đuờng lối nhất định. Sở dĩ vậy vì họ không cản cận huyết để đóng dấu giống gà luôn. Vả lại biết đâu một anh Thái, Lào nào bên Mỹ đã âm thầm tạo đuợc một giòng gà, sau này sẽ gọi là gà Mỹ chứ không phải gà nòi VN, ví dụ như thấy Ninja, Spiderman … Mấy con này gọi là dòng thật ra cũng chẳng phải dòng nhất định.
Tôi biết chắc người Thái đang làm điều này. Ở VN mình sẵn gà nòi cổ điển, nếu mình không lai tạo ra giống mới mà mình để họ dùng gà nòi mình tạo ra giống riêng của họ thì rất là đáng tiếc.
Con gà này:
Tuy không biết nó đá ra sao nhưng thân hình là một lai tạo khéo léo.
Vì vậy Anh Ba Loi và các bạn giúp ý kiến thì quá tốt, có đường hướng rõ rệt thì mới tiến và cải tiến đuợc dễ hơn mỗi khi sai lầm đỡ phải húc đầu thử lung tung.
Gà Nòi xưa xuơng nặng, thật ra chỉ chạy và nhẩy, ít khi bay, rất nặng nề, những thằng “cù lự” này khó tìm ra gà bằng và đem đá với gà pha thì gần như nắm phần thua rất lớn. Nếu xét theo về địa lý thì miền nam nóng hơn miền Bắc và miền trung gà lẽ ra phải ít lông hơn, nguợc lại gà Miền nam nhiều lông hơn tôi nghĩ vì nó pha gà nòi cựa và gà Thái. Miền nam thời khai khẩn ảnh huởng nhiều nguời Hoa và Thái lan, vì một số lớn người Hoa trong đám di dân này từ tàn quân nhà Minh, họ Mạc cửu … Văn minh Thái hiện rõ từ cá xiêm, quả cóc, mãng cầu xiêm, dừa Xiêm, những món ăn toàn nuớc dừa.
Sở dĩ nhưng con gà pha này mình gọi là gà nòi miền nam vì mình pha và phát triển theo phương pháp huấn luyện và tẩm thuốc riêng của mình sau một thời gian nó có những đặc tính riêng của nó. Ngay cả những con gà trụi xưa cũng vậy, không ít thì nhiều cũng ảnh huởng văn minh Ấn Hồi từ dân tộc Chàm, trong nhiều thế kỷ truớc sau một thời gian dài phong thổ, lại tạo theo sở thích và tập luyện tạo cho nó có sắc thái VN riêng, khía cạnh chọi gà này ít có ảnh huởng văn minh Trung Hoa. Vì vậy con gà VN pha sau này cũng sẽ pha và phát triển cho có sắc thái riêng rất VN.
Gà Thái có hai giống một giống lực lưỡng và khá trụi với lối đá hơi giống gà VN cổ điển, những con gà này rất có thể cùng thủy tổ với gà nòi xưa VN. Asil theo văn minh Ấn, Hồi indonesia từ vùng Bắc Ấn,Pakistan qua, pha trộn với gà địa phuơng. Một giống thứ hai là giống đuôi lau phát triển sau này do máu sát phạt muốn ăn thua nhanh để tạo con gà thế thần, chọn mặt đá và đá rất nhanh để làm hoa mắt địch thủ, vì đá mặt cần phải bay cao, đá chính xác, không cần đá mạnh lắm. Giống này được ưa chuộng nên ngày càng phát triển.
Ngay cả bây giờ tôi thấy những con gà trong Nam đá theo những anh em trong đây kể tôi thấy cũng mau kết thúc hơn ngày xưa thời tôi xem đá gà. Con gà nòi đòn VN ngày xưa mà có đuôi lau hay tích trắng là coi như là lại gà cựa trừ gà Bà Điểm. Tôi nghĩ Gà Bà Điểm cũng thế chẳng qua là lâu đời pha với gà đòn ngoài Trung, giữ sắc bông đi đá đòn lâu đời thành địa phuơng hóa. Bây giờ thấy gà Thái ngẫm lại thấy con gà Bà Điểm khi xưa rất giống gà Thái. Vì vậy không thể cứ như xưa bợ con gà thái thấy xương tốt, trụi nói lai nòi, nhìn con gà nòi thấy đuôi lau hay tích trắng nói lai cựa, lai Thái. Có thể đúng, có thể sai.
Đó tất cả là quan sát và suy luận, bỏ vấn đề đó qua một bên trở lại vấn đề tạo ra một hay hai dòng gà riêng bằng phương pháp lai tạo, khác hẳn hay giống hệt con gà nòi cổ điển không quan trọng lắm (nhưng tôi nghĩ sẽ giống gà nòi ở bộ xuơng tốt, nếu nó đuợc cấu tạo và phát triển ở VN thì nó là gà nòi VN, cho dù gọi nó là gànoi bà điểm, Saigon hay Nội bài, Hà Đông gì gì đi nữa . Nó sẽ đương cự với tất cả mọi giống gà và con cháu nó sẽ ra phần lớn là gà hay vì làm thuần và lai tạo đặc biệt theo khoa học và vần vỗ theo phương pháp cổ điển. Tất cả sẽ được document cẩn thận để dễ cải tiến hơn.
Theo ý BaLoi thì lại khác. Mỏ con gà này không chê vào đâu được. Gà mỏ đoản chính là gà tài mà Đạo Kê có nói đến. Gà Asil thường là gà có mò lá đôi tức là mỏ có hai đường rãnh, khía ở mỏ trên. Loại mỏ này rất bén và dầy, lớn bản ở khoé miệng nên chắc chắn khó mà bị bong mỏ trong trận đấu.
Riêng về việc vảy hàng Tiền thì khá lý thú.
1. Gà mà đóng từ 10 đến 12 hàng vảy là gà chơi được.
2. Gà có 12 hàng vảy trở lên ở hàng Tiền là loại gà bền sức và ra đòn rất chặt
chẽ, ít khi để hở đòn cho đối phương tấn công.
3. Gà có dưới 10 hàng vảy là gà ra đòn tổng lực rất mạnh ở vào một hay hai hiệp đầu nhưng đuối sức vào các hiệp sau;
4. Gà có trên 14 hàng vảy là gà đá nhiều đòn nhưng thiếu lực.
Đố vui để học.
Tôi mở mục này để các bạn muốn biết thêm về lối cản cận huyết để giữ giống gà có cơ hội học hỏi. Trong đây tôi sẽ đưa ra những câu hỏi căn bản nhưng quan trọng về lối cản này cho các bạn tự trả lời. Những câu hỏi tôi đưa ra góp lại từ những câu hỏi tôi đã hỏi và được hỏi.
Các bạn cứ trả lời theo suy nghĩ hoặc chính kinh nghiệm của mình càng tốt. Vì cho dù câu trả lời đúng nhưng trên thực tế mỗi nguời có một kinh nghiệm khác nhau, một khởi đầu khác nhau và dĩ nhiên mỗi thành công và thất bại khác nhau. Xin các bạn đừng đặt câu hỏi vào đây mà PM tôi, nếu câu hỏi có nhiều điểm hay tôi sẽ đưa lên để bạn khác trả lời và thảo luận. Riêng tôi sẽ cố gắng trả lời với câu trả lời tôi thấy chính xác nhất, nếu tôi không rtõ tôi sẽ thảo luận với những nguời nuôi gà kinh nghiệm và hiểu biết hơn tôi. Những nguời biết câu trả lời sẵn rồi xin trả lời vào ngày thứ ba để thời gian cho các bạn khác suy nghĩ. Cách suy nghĩ rất quan trọng vì khi đã có cách suy nghĩ đúng khi cản cận huyết có gặp trục chặc có thể điuều chỉnh truớc khi lạc quá xa.Cận huyết chiều dọc dùng trống làm gốc (Trống cản xuống mái con, mái cháu)
Câu Hỏi Một
Có con trống đá mặt hay muốn lấy giống đá mặt hay nên chọn mái thế nào?
1) Đá mặt.
2) Cao
3) Cánh dài
4) 2 và 3
Trả lời xin giải thích.
gakogay đã viết : |
em sẽ chọn con trống. vì 1 đàn gà có 2 trống 2 mái và có 1 trống đá hay và 1 trống đá thường thì 2 con mái kia cũng có gen giống như 2 con gà trống vì cùng đàn. thì 2 con mái cũng có 1 con hay con thường, nhưng gà mái thì ta ko thể nhận biết con nào hay con nào thường, như vậy hiển nhiên chọn con trống là tất nhiên rồi. |
Sư lựa chọn và giải thích của anh gakogay coi như chính xác nhất. Xin bổ túc thêm, gà mái có thể cả hai mang gen tốt hay cả hai mang gene khác hoặc mang một giống đá hay, một giống đá dở. Nhìn sự bất quân bình trong hai con gà trống có thể tạm thấy giòng này chưa rặt. Một khi giòng chưa rặt thì bắt trống hay mái cũng thế, tuy vậy bắt mái không biết đuợc con nó đá thế nào, muốn biết phải chờ một năm và gà con có hay cũng có khi giống bố (con gà khác), xem như muốn dùng để cản cận huyết phải bắt đầu lại bằng lối cản đồng huyết trống (không rặt giòng mái hay cản nguợc trống con mái mẹ).
Anh tcx 2009, anh có bắt trúng con mái hay ra con vẫn 50/50 vì còn tùy thuộc gà trống anh có sau này và cái hay của gà mái chưa chắc giữ đuợc, không phải hễ gà mái là “giòng” nếu con trống rặt hơn, con trống là “giòng”.
Vì vậy trừ phi có được gà ông, gà bố của đàn gà, nếu không nên chọn con trống. Thời đại kỹ thuật số tất cả những giữ kiện, phuơng pháp gạn lọc hay ngay cả đá gà, cờ bạc đều dựa phần lớn vào sác xuất thống kê. Luôn luôn chọn hoặc dùng những phương pháp đưa về những điều kiện mình có thể kiểm soát đuợc. Câu trả lời này giải thích sự bất ổn trong việc luôn luôn chọn mái gốc theo phuơng pháp cũ.
Câu hỏi 3:
Đàn gà có hai con trống tơ. Một con có lông chân, một con không
Bố gà lông chân, chân đá hay. Gà mẹ đã có một đời con, có một con trống A đá hay.
Hai con gà tơ đó xổ vài phút thấy đá có nét giống anh bà con A (đời truớc cùng mẹ khác cha), đá không giống bố lông chân và cả hai con đều hay.
Bạn chọn con lông chân hay con không lông chân?
Cảm ơn anh gakogay
Trên nguyên tắc chọn gà để đá thì chọn con nào cũng được. Nhưng khi chọn để lấy giống thì hiển nhiên dùng con trống lông chân làm giống đã không đạt nhiều thành công về thế đá trừ cái lông chân. Bắt con không lông chân về cản với gà mái của bầy cùng mẹ khác cha và tiếp tục cản xuống, có nhiều hy vọng mau thành công trong việc gây giống gà đá hay (theo dòng mẹ). Đây là một cách uyển chuyển trong việc tạo giống gà mà không cần nhắm mắt nhìn vào lông chân hay bộ râu của con gà con. Sau đó nếu muốn cản con trống lông chân vào mái bổn là ra gà đá hay có lông chân. Ông già Scott Nelson chủ một trại gà nhỏ thấy tôi xem vảy gà ông cười nói con gà hay hay không là những gì có bên trong nó (giòng máu tạo ra). Mày cho tao hai con gà một vảy xấu, một có vảy tốt. Chỉ cần khoảng 5 năm tao sẽ cho mày hai giòng gà, giòng vảy xấu đá chết giòng vảy tốt.
Câu hỏi 4:
Bạn mua một con mái thuộc dòng nổi tiếng (dòng theo nghĩa lấy mái làm giòng của VN)
Về bạn cản ra hai con đòn lối không nhất định, bạn có nên thử nó với con trống khác lý do vì trống của bạn “không hợp” với mái không ?
Anh dctt trả lời đúng nhưng giải thích không được chính xác.
Câu trả lời là không nên tìm trống khác xem có hợp không. Vì hai lý do
Lý do thứ nhất: Cần phải bỏ hẳn quan niệm dùng gà mái theo kiểu cũ gọi dòng là dòng, sự thật không là dòng giõi gì hết. Dùng con trống con nó sinh ra đá ra sao để xem nó có dòng gì bên trong là phương pháp khả dĩ nhất. Các bạn nên nhớ kỹ điều này sẽ giúp các bạn rất nhiều trên con đuờng giữ giòng gà. Không nên dùng mái kết quả của phối giống theo kiểu cũ gọi là “dòng” mà tìm gà con hay, một khi ra con đã dở đừng phí thì giờ.
Lý do thứ hai: Khi dùng con trống làm trống gốc cần chú trọng vào con trống gốc lúc ban đầu. Một khi dùng trống gốc làm chuẩn con trống phải đá theo ý thích của mình và khi cản với mái ra con đều đá lạng quạng thì không nên thử nữa vì gene lạng quạng ưu thế trong con gà mái. Nếu thử nữa bạn sẽ mất một năm để thử mà kết quả nếu bạn may mắn có đuợc một hai con gà đá được, nhưng cũng chẳng giúp ích đuợc gì cho bạn trên con đường tạo và giữ dòng gà riêng. Các anh đã thấy dễ dàng khuyết điểm của cản gà cổ điển vì vậy khi trả lời nói :” thử mái với trống khác coi có hạp” của một anh nào đó, anh goct đã nó nếu anh thử theo quan niệm này có lẽ giờ này anh đã đầy nhà gà ….thịt
Thường nguời ta dùng trống gốc cản với hai mái khác giòng , sau một năm nguời ta có thể chọn xem gà trống con trong hai đàn đàn nào có nhiều con giống bố mà có thể tiếp tục hay bắt đầu từ đó.
Luôn nhớ theo phương pháp khoa học luôn luôn tìm cách đưa về những điều kiện mình kiểm sóat được và mình nắm vững phương pháp rồi thì theo những giai đọan của khoa học: quan sát, đặt giả thuyết, kiểm chứng, làm thí nghiệm. kiểm chứng.
Gà nòi trống “giống” không quan trọng đá ra sao mới quan trọng thôi. Gây giống là gây giống, dùng gà nòi căn bản cũng được, pha với gà khác cũng được miễn là ra gà hay, ở đây chỉ chú trọng phương pháp gây giống và giữ giống. Nói đến giữ giống trong đó có cả những con gà nòi cản theo lối cổ điển mà đá hay rồi theo đó mà cải tiến giống gà
Tại sao cần tạo giống và giữ giống gà đòn. Đây là cái nhìn của một người Nhật và giống gà Shamo của họ (người Nhật khi xưa họ chơi chọi trâu, đá gà …rất giống VN), con gà Shamo của họ cũng rất giống con gà nòi cũ VN. Bài viết tôi tình cờ đọc được, tôi thấy nó rất trung thực và thẳng thắn. Tôi viết ra đại cương những điểm chính, tôi lục lại không tìm ra bản nguyên văn.
Người Nhật chúng ta đã tạo được con gà Shamo hợp với sở thích, con gà bắt nguồn từ giống gà Thái và chúng ta dần dần tạo ra con gà rất mực can đảm và không bao giờ chui. Con gà của chúng ta khả dĩ có thể tranh tài với những con gà từ những nuớc khác trên vài lãnh vực và hạng gà. Điều này có thể nhận thấy và chứng minh vài lần (có lẽ ông này chỉ những cuộc thi gà Đông Nam Á tổ chức ở Thái Lan trong những thập niên 80). Tuy nhiên bây giờ gà Shamo chỉ đuợc nuôi để giữ giống hoặc tranh tài như một thú vui trong nước. Hai quốc gia VN và Thái lan họ đã bắt đầu có những cuộc tranh tài dữ dội. So với những con gà trong vùng Đông Nam Á khi xưa thì con gà Shamo không còn là đối thủ nữa vì họ có nhiều cuộc tranh tài và trao đổi giòng giống. Ngoài giữ giòng Shamo cho thuần, nếu chúng ta muốn trở lại tranh tài với những con gà ở hai vùng này, chúng ta nên bắt đầu nghĩ tới phối giống với những con gà đó để tạo những giòng gà mới.
|
Làm dòng gà thuần rất dễ, bà già nhà quê cũng làm được, cứ thả một cặp gà ra ruộng vài năm là có dòng thuần, con nào khỏe sống, con nào yếu chết, nên nói các sư kê xưa Việt Nam làm được cũng không có gì là lạ. Nhưng tạo dòng thuần có phương pháp qua từng giai đoạn để giữ từng thế đá cho từng giòng gà, và tùy theo trường hợp cản theo những phương pháp cận huyết khác nhau, phương cách nuôi, lựa chọn những con cận huyết này để tạo hàng loạt những con gà có đặc tính giống nhau như ý và phối giống làm thành những con gà hay hơn để cải thiện giống gà chắc là không có. Cái truyện truyền dòng gà lai cận huyết này ai bảo các sư kê Việt Nam biết? Còn nói họ biết nhưng không nói ra thì nói làm gì, không nói ra nhưng ít ra có nguời đề cập đến như anh chứ chẳng nghe bao giờ. Dĩ nhiên thế nào cũng có người cản cận huyết nhưng đụng phải vấn đề gene xấu hiện ra không có cách giải quyết nên thụt vòi hoặc nghe đồn cha truyền con nối cận huyết ra gà chạy nên không dám làm hư dòng gà. Nhìn vào những giòng gà có tiếng một thời thì thấy, chẳng còn giòng nào tồn tại hay giữ được lối đá ban đầu. Cái gì không biết thì nhận không biết, cái gì cần học thì học, cái vụ học của người khác rồi nói mình tìm ra, hay hỏi người ta chỉ rồi nói tôi cũng biết nhưng hỏi cho chắc, cái mửng này Việt Nam nhiều lắm không chỉ môn đá gà, ngày cả công việc hàng ngày cũng vậy, sở dĩ vậy vì tự ái dân tộc hão, dấu nghề cũng có dấu dốt nhiều hơn hay cướp công của những người mất công khảo cứu, viết thành sách cho mình học. Ngày nay cái gì cũng viết thành tài liệu hết và gần như biết đuợc nguồn gốc ai viết sách nào, nói bậy chơi chơi người ta cười. Cận huyết ở những gia súc loài người áp dụng lâu đời rồi, riêng ở Việt Nam cái truyền miệng cận huyết ra gà chạy, cá chạy có cả hàng mấy trăm năm, biết vậy thì không làm vậy chứ không chịu nghiên cứu vì sao để khắc phục và dùng nó để tiến xa hơn. Tuy tránh cận huyết nhưng vẫn cận huyết xa hơn, không có phương pháp nên tuy có cận huyết mà vẫn mất giống, rốt cuộc hàng mấy trăm năm chỉ giữ được một giống theo sở thích của vùng mà thôi mà giòng gà không phát triển chỉ qua tay nguời này người kia hay biến mất. Không cận huyết mà cận huyết vì quan niệm giữ gà mái làm giống, gà trống thì bán. Con gà trống vô tình mang gene đi trải ra và con gà nào địa phương thích nhất sẽ đuợc nhiều nguời giữ lại trong con mái của họ và đuợc dùng làm mái gốc, cứ thế con mái gốc có thể lần lượt mang những gene khác nhau cho đến khi con trống mang gene đó lâu ngày thành gene trội trở lại chủ cũ thành cận huyết xa, những con gà không ưng ý bị giết dần mà không được lọc lựa và cải thiện. Lâu đời từng vùng có những con gà có đặc tính giống nhau theo sở thích được giữ tạo thành một giống gà khá thuần riêng của vùng, tiến trình này mất cả trăm năm hơn. Chọn lọc kiểu này thuờng làm mất những đặc tính vượt trội mới, chỉ giữ những đặc tính nguyên thủy.
Một điều vô tình làm gà nòi giữ được một số điểm tốt và lưu truyền là phép xem vảy. Giả sử có một đàn gà hay, nhìn chung con nào cũng có đại giáp họ quan sát và ghi lại gà có đại giáp là gà hay, ông A giữ con mái đẻ gà đại giáp, ông bán hay cho gà trống, có thể có đại giáp có thể không cho ông C ông D trong vùng, ông này cho cản với mái gốc gà con mang hai máu cha và mẹ. Một lúc nào đó những con gà trống mang máu đại giáp (có thể thấy, có thể không) cho ra con gà con có đại giáp, những con gà con đó có thể hay, có thể không, nhưng con hay thì nuôi đá hay làm giống, con dở vô nồi; một khoảng thời gian nào đó (tùy theo vùng giao thiệp nhỏ hay lớn. Con gà đó trở lại với dòng của nó mà chủ không hay vì vậy sách truyền “gà đại giáp là gà hay” Vô tình thành đúng vì hai con gà hay mang ra truyền giống họ chọn con có đại giáp với hi vọng ra gà … hay và có đại giáp. Điều suy luận theo tiến trình đó có thể giải thích đuợc vì sao coi vảy hay ở con gà tương đối đúng, và cũng giải thích đuợc tại sao con gà đại giáp xem gà thái chăng thấy hay, dễ hiểu sách họ nói vảy dắt hay. Cũng chỉ truyền giống theo những gì nhìn, nhiều giòng mất hẳn hay lưu lạc thành gà gì gì rồi.
Tôi mở mục này không để chê hay khen gà nòi, bác bỏ tất cả phương pháp cũ. Đối với tôi con gà nòi nguyên thủy có chậm chạp, đơn lối, lông khô tôi vẫn quí nó, vì nó truyền thống, nó tập tục, và tôi nghĩ vẫn cần gìn giữ nó. Măt khác nhìn những tiến bộ của những con gà cận đại, trong thế giới cạnh tranh tôi vẫn muốn cải tiến nó theo phuơng pháp hiệu quả, nhanh chóng nhất mà đã đuợc chứng minh, nếu cần tạo lại nhiều lần mà cũng y hệt, nếu cần pha lấy đặc tính mới mà không mất đặc tính cũ, gà gọi là dòng là vậy.
Trong này có rất nhiều người am hiểu lẫn kinh nghiệm về những phương pháp khóa gene, phối giống lẫn nuôi gà cho khỏe mạnh theo những phương pháp tiên tiến như anh HN, dthong, thanh son, Nhất Đinh, doct.. và rất nhiều người nữa, tôi thấy họ sẵn sàng truyền lại những knh nghiệm và kiến thức này, những kiến thức và kinh nghiệm của chính họ hoặc họ học được ở những sư kê ngoại quốc đôi khi rất quí mà sách vở không nhắc nhở đến.
Có điều khi truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm này, đôi khi đưa đến những tranh cãi vô bổ, và nhiều khi xúc phạm đến những sư kê già bảo thủ xưa và kết tôi “xúc phạm tổ tiên” thì chẳng đáng cho họ làm chút nào. Thê giới mở rộng rồi, không còn trong vòng lũy tre xanh nữa cho dù mình quí nó đến đâu, bảo tồn nếu có thể đồng thời cải tiến nó, bây giờ mới bắt đầu thì hơi muộn, nhưng thử nghĩ tất cả những sư kê VN khi có con gà hay đều nhất trí và am hiểu về phương pháp giữ giống và phối giống thì tôi nghĩ con gà nòi sẽ tiến nhanh và tiến vượt bực. Vạn sự khởi đầu nan, một khi mọi việc trơn tru thì những con gà hay sẽ sản xuất hàng năm, không phải năm mười năm, và trao đổi giòng gà để phối giống sẽ càng tạo ra nhiều giống hay hơn, nhanh hơn mà không phải mỗi người phải làm từ đầu. Các bạn có thể tạo cho chính mình con gà nòi hoàn thiện hơn và trao lại cho con cháu để tiếp tục như hoàn thiện như ông cha đã để lại cho chúng ta.
Tôi nghĩ nên bỏ những tranh cãi vô bổ cái này hay hơn cái kia, chấp nhận nó hay không thôi. Bỏ thì giờ bàn việc khác ích lợi và vui vẻ hơn. Nếu không ích gì ít ra cũng giải trí.
Vì mục đích cận huyết là khóa gene mình muốn khóa thôi, nên chỉ quan sát F3, F4 có nhiền con có nhiều đặc tính giống trống gốc mình muốn giữ hay không còn đá hay dở không quan trọng, có yếu hơn cũng là chuyện thường thôi chỉ trừ phi có gene xấu trồi lên như nhiều gà quẹo cánh, vẹo mỏ … thì nên châm máu mới vào, hay chọn con không tật tiếp tục. Tôi nói chú ý vào con mái mẹ đầu vì nó có thể nó mang đặc tính cải thiện con trống gốc, mình có thể cận huyết con mái và dùng để pha với con mái bổn của dòng trống gốc để tạo gà đá sau này.
Không biết có trả lời đúng câu hỏi anh không?
Người Ấn họ có cách cải thiện giống gà cũng hay bằng cách cho giống gà trống ví dụ chậm chạp cản với mái nhanh, ra con tìm con giống bố cản với mái nhanh khác, cứ thế cản cuối cùng sẽ có giòng gà đá nhanh và chọn con trống nào đá giống gà gốc nhất cản cận huyết; nếu con gà gốc rặt rồi thì dùng con trống gốc cản xuống với con gà đời cuối sẽ ra gà đá giống nó nhưng nhanh hơn. Phương pháp này được viết bởi một bác sĩ thú y gà đá người Ấn khi viết về giống Asil.
Riêng về cận huyết mái ông này có viết, cận huyết mái trái với thiên nhiên và nên rất cẩn thận vì kinh nghiệm cho thấy trống con mái già có sản xuất gà chạy. Nếu cần chỉ nên cản một hai đời để giữ giống mái và cần cản khi trống con thật trưởng thành. Tôi không thấy sách hay sư kê cản gà nào khác đề cập đến chuyện này nên chỉ ghi lại cho rộng đường nghiên cứu.
Trường hợp con trống sinh con đá không giống con gốc thì không nên cản tiếp vì dễ mất thời gian cơ hội ra giữ gene khó và con mái gốc có lẽ là thủ phạm. Tuy vậy nếu thích người ta cũng có thể tiếp tục, cơ hội lúc này nằm trong con mái con, vì cũng rất có thể máu mình muốn cản nằm trong con mái con mình chọn mà không nằm trong những con trống con. Cản trống đồng huyết dễ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu khi chưa làm được thuần.
Trường hợp mái già trống non thì lợi hại như vậy, Ví dụ gà con một năm thì gà mái 20 tháng, gà cháu một năm thì mái gốc 32 tháng, gà chắt một năm thì mái gốc 44 tháng gà chít một năm thì mái gốc 56 tháng gần năm năm. Trong khi gà mái 6, 7 tháng có thể cho ra lứa thứ hai rồi, đời F4 gà trống mới có khoảng dưới 40 tháng. Lợi của cận huyết mái là dùng con trống có lối đá mình thấy ngay để cản lại con ít rủi ro trong những lần F2, F3 hơn cản cận huyết trống. Cận huyết trống có thể dùng một trống cản ba mái một lần, cận huyết mái phải cách nhau ít ra ba tháng, vì vậy khó cản song song.
Còn trường hợp cản cận huyết mái lâu ra con chạy thì do kinh nghiệm của sư kê bác sĩ thú y này tôi không thấy sách khác chỉ ghi ra thôi.
Để đề phòng tất cả mọi truờng hợp anh Mega2 có trình bày cách cận huyết ba chiều, dọc, Boles (anh em) và dọc lần nữa một nhánh mái và một nhánh trống, cuối cùng cản ngang (anh em họ). Cách này đuợc viết trong cuốn sách của một sư kê thường tổ chức hội chợ gia súc gần chỗ tôi ở thuộc quận Cam.
Khi cản gà nhiều người có khuynh hướng chọn con nào mặt mũi, màu chân, lông giống gà gốc để cản tiếp với hi vọng lối đá có nhiều cơ hội giống hơn. Trên thực tế tôi đọc nhiều sách không thấy họ nói điều này. Trong quá trình cận huyết khi chọn con nối giõi tôi thấy họ thường chọn con nào khỏe mạnh lanh lợi nhất trong đàn để tiếp tục, và khi phối giống họ chọn con nào có khả năng mà giòng họ thiếu để phối giống.
Chính vì vậy tôi bàn về sách Phạm Công (Kinh kê) trong mục này vì nếu chọn giữ giòng gà chui đá lườn, vĩa tối thì chọn con lùn nối giõi hoặc phối với gà mái lùn nặng xương, hoặc pha với gà lùn để đi đá khi khóa được giòng gà thế chui đá nách non bụng lườn rồi đồng thời tạo luôn hình thể hợp. Nếu không, ra gà chui cao ngòng hở cổ hở đuôi nó đá chết, cáp gà lại lỗ hay pha gà đá mặt mà mập cánh đuôi kém, lùn là tiêu. Con gà gốc có thể cũng lùn rồi nhưng chưa đủ tiêu chuẩn hoặc có cản đừng làm cho con nó càng ngày càng cao hơn.
Thời gian tùy thuộc mức độ mình muốn thành công về điểm gì và đặc điểm đó thuần bao nhiêu ở con gà gốc. Gà cận huyết 6 đời trở lên có thể gọi là thuần và 10 đời gọi là rặt. Có thể thành công ngay cặp đầu, cũng có thể sáu bảy cặp, nhưng mỗi lần vấp ngã mình sẽ kinh nghiệm thêm và rút kinh nghiệm cho những cặp hoặc con sau. Điểm lợi ở phương pháp cận huyết tạo dòng là mình biết mình tiến đến đâu, thất bại từ đâu và sẽ biết cản pha giống thế nào để gây giống gà mới để tiến tới. Cản kiểu xưa không rõ được vì đâu mình thành công và khi thành công không sao để giữ để mà cải tiến.
Đó là trường hợp mái có trống để lựa, còn trường hợp một trống và nhiều mái con trống thường đạp con nào mót đẻ nhất, bên này để để phòng gà đá lộn người ta cột con trống gốc, con mái tới kỳ đẻ sẽ lại gần cho con trống đạp. Nhiều khi lựa chọn tự nhiên chưa chắc là tốt nhất dù sao cũng không có lựa chọn khác, kiếm con sắp đẻ chắc ăn.
Nhân chuyện lựa gà. Ông anh rể tôi đi công tác Đà Nẵng mang cho tôi một con gà điều chân xanh, lục đinh, lục giáp. Con đó đá vĩa phá lườn, ngang rất lẹ, sau ông Chín nuôi cho tôi ăn một độ.
Tôi hỏi ông gà ở đâu, mà ông không biết chơi gà sao biết con nào mà lựa hay vậy.
Ông nói tao giúp con ông sư kê rất nổi ở Đà Nẵng, ông nằn nì đòi trả ơn, tao không biết sao thấy mày chơi gà tao xin một con cho mày, ông ta nói gà thì dễ quá, mấy chục con gà chiến anh bắt con nào thì bắt tôi biếu anh còn chuyện kia coi như gia đình tôi vẫn thiếu anh. Ông anh rể tôi nói :” tao có biết gì về gà đâu, tao chỉ đại con gà đang thả cản mái, chắc gà hay mới cho cản. Hay thiệt.
Trường hợp nếu gà trống chân trắng mang máu pha hay chân màu thì có những trường hợp sau :
– Gà mái con của nó sẽ nửa mang trắng, nửa màu (khoảng thôi) (bất kể gà mái chân màu gì)
– Gà trống con cũng sẽ nửa trắng nửa màu nếu mái mẹ chân màu hay chân pha
– Trống con sẽ mang chân trắng nếu gà mẹ chân trắng.
Một trường hợp cần chú ý:
Nếu gà mái chân trắng, gà trống chân pha ra con mái sẽ chân pha, trống sẽ chân trắng nhưng mang gene chân pha.
Chính vì lý do này tôi nói nên cẩn thận khi chọn gà để cản khi chọn màu giống cha để cản, chọn gà màu chân giống mẹ nhưng thật ra nó có thể giống bố. Cần truy gốc gác, suy nghiệm biết mình muốn gì.
onhuong đã viết : |
Hình như chân màu vàng là gen lặn so với chân trắng ,chân đen phải ko bác suvuong ? Xưa mình còn nhớ có cản tróng chân vàng /mái chân đen được 4 con thì 2 chân trắng , 2 chân đen .Mào trích thì có thể là gen trội cha mào trích/mẹ mào dâu ,cả 4 con đều mào trích . |
Sở dĩ on huong cản ra gà con ra có chân trắng pha vào vì con trống chân vàng của on huong mang hai gene, nhưng nó thuộc nửa kia của trống mang hai giòng máu trắng vàng và mái mang máu chân màu (bất cứ màu gì.) Về màu chân gà trống quan trọng hơn gà mái, vì gà trống có thêm gene mang sắc tố. Chân trắng mạnh vì nó “rặt” hơn trong thiên nhiên, vì vậy tiêu chuẩn chân trắng là một trong những tiêu chuẩn rặt của gà asil và của đa số giống gà khác. On huong có thể tạo asil chân đen rất mạnh bằng cách cận huyết vài chục đời thành ra giống chân đen rất mạnh, nhưng vẫn không được gọi là rặt. Vì vậy khi cản gà rặt họ chú ý rất nhiều đến màu chân, con nào còn giữ được chân trắng coi như ít bị lai, đồng thời họ cũng dùng theo rõi máu con trống nằm đâu, máu con mái nằm đâu cho tiện theo rõi pha và cận huyết. Bàn đến những giòng gà rặt thôi. Những giòng cận huyết mới thì không chắc, nhưng cũng có thể kết luận được vì ít ai cận huyết hơn mười đời.
On huong cho biết bốn con đó trống mái ra sao không ?
Thật ra topic này rộng lắm vì tùy giống gà mà màu chân nào trội hơn màu nào và pha ra sao ra màu nào. Chỉ mở một topic về những vấn đề đó cho gà nòi đòn thôi còn có thể mất ngày này qua tháng nọ. Trong khi đó con gà nòi đòn không có định nghĩa rõ rệt về rặt và không. Tôi chỉ nói phỏng chừng theo con Asil Ấn Độ mà tôi nghĩ là con gà nòi bắt nguồn từ đó. Thật ra tôi nghĩ những tiêu chuẩn và nghiên cứu này hội gà nòi Việt Nam nên đặt ưu tiên hàng đầu để biết giống gà từ đâu và nó thay đổi thế nào, gene nào mạnh gene nào yếu, mòng gì là rặt, rặt bậc nhất, bậc nhì …
Tôi có con gà nòi gốc chân xanh cận huyết với gà mái chân xanh ra con chân xanh, tôi lấy gà anh con chân xanh cản với mái chân xanh cháu họ ra sáu con gà con đều chân xanh, một mái năm trống. Tôi lấy một con trống đó cản với mái chân vàng ra một trống chân vàng, một mái chân xanh. Tôi mượn con trống chân xanh khác ra bốn con mái chân xanh, hai con trống chân vàng, tôi lấy con trống chân vàng cản với con mái chân vàng đầu, ra ba con mái chân xanh và một con trống chân loang. Tôi cản thế nào cũng không ra trống chân xanh màu ban đầu trở lại, trong khi mái đầy rẫy. Gà nòi chân vàng nghệ thời tôi ít ai chơi vì theo họ nó dở lai gà thịt. Cản cũng không thấy mấy gà ai bị đột biến gene ra màu này. Bây giờ thì màu đó không hiếm, đoán màu chân đó từ gà Thái mà ra chắc cũng không sai lắm. Trong khi đó gà Thái rất ít thấy giống chân xanh ngọc, vì vậy nhìn quanh, đặt cho tiêu chuẩn chân xanh, hay trắng trong là rặt cho gà nòi chắc không sai lắm.
Phải đặt tiêu chuẩn rồi mới bàn được Ôn Hương, ví dụ cho dù gà Ôn Hương cản gien vàng trội hơn chân xanh nếu không định nghĩa thì không thể nói. Trong máu gà Ôn Hương máu nòi hay máu Thái trội hơn.
Mình nghiên cứu rồi đặt tiêu chuẩn, dĩ nhiên có người không đồng ý nhưng giá trị tiếng nói họ như thế nào? dựa vào đâu? Và dĩ nhiên họ vẫn có thể đặt tiêu chuẩn riêng cho họ. Nhưng khi nếu hội gà nòi cân nhắc và công nhận, nuôi và truyền, giữ những giòng đó ít năm sẽ thành tiêu chuẩn chung và vậy con gà mới có chỗ đứng riêng biệt. Không thể theo người ta mà đặt tiêu chuẩn được, ví dụ có người hỏi giống gà nòi mày như thế nào? Đủ màu chân, con đuôi dài, con đuôi ngắn, con mắt xanh, con mắt đỏ, con thư hùng kê … con cao, con lùn, con nặng con nhẹ, con lớn con nhỏ .. Không thể vậy được, phải định nghĩa rõ ràng, màu nào rặt, màu nào chấp nhận được, màu nào không. Nặng từ mấy kí đến mấy kí ….
Từ đó có thê thêm giòng phụ nòi Saigon cũng là nòi nhưng lai gà gì phải viết rõ ra và chân màu gì …y như con gà rặt. Rồi nếu ai có chứng minh giòng gà mình rặt lâu đời, đem cản ra nhiều gien trội có thể đặt thên tên ví dụ Nha Trang Noi, on huong noi …
Đặt tiêu chuẩn không có nghĩa đặt đại mà theo thứ tự của hệ thống khoa học, thứ nhất là thu nhập dữ kiện, thứ nhì là quan sát, thứ ba là đặt giả thuyết, thứ tư là thử nghiệm, thứ năm là kiểm chứng.
Gà đa dạng mà không có tiêu chuẩn thì càng cần đặt tiêu chuẩn trước khi nó là bất cứ con gà gì. Nếu sự thực nó có nhiều nguồn gốc thì sẽ tìm về nguồn gốc và đặt tiêu chuẩn theo từng nguồn gốc nếu được. Nếu khi xưa chưa có tiêu chuẩn thì bắt đầu từ bây giờ, chia ra từng điểm đặc thù cho vào với nhau. Tiêu chuẩn về một con gà không nên đa dạng. Sự làm rặt và lai tạo từ đó sẽ là một khởi đầu, và với phương pháp pha giống khoa học con gà nòi tiêu chuẩn sẽ sản sinh ra những giống gà nòi khác tất cả sẽ được viết thành tài liệu sự hình thành và quá trình pha giống của nó. Không ai có thể phủ nhận được đó là những giòng gà lai tạo bởi người Việt và có cái tên bắt đầu “nòi”.
Ở gà người ta dùng ZZ và ZW.
Về màu chân gà trống mang nhiễm ở người giống đực mang XY , giống cái mang XX, ở loài gà thì ngược lại mái mang ZW trống mang ZZ.
Về màu chân thì màu trắng trội sẽ ảnh hưởng nhiều đến màu chân gà con hơn màu khác, và màu nhạt mạnh hơn màu đậm tuy vậy theo nghiên cứu thì màu chân ảnh hưởng là do yếu tố “màu” gene mang dermal melanin pigment mà chromosome này nằm ở sex-link nhiễm sắc thể, đôi khi không những ảnh hưởng bởi màu không mà còn màu da nữa, ví dụ gà da vàng hay đỏ với xanh đá hay đen tạo chân màu xanh lá cây. Vì thế tuy gene trội của màu chân con mái nằm trong con trống nhưng con trống lại có chân màu con trống vì ưu tiên theo thứ tự màu theo đậm yếu hơn lạt, trống hơn mái, rồi mới gene mạnh hay yếu. Màu chân phức tạp tùy theo giòng gà, hoặc giòng cầm.
Gà mái nhìn hình ảnh khó đoán lắm. Nếu không phải mái do chính mình tạo giòng thì chỉ chọn theo tiêu chuẩn sau :
Xương cốt và dáng điệu.
Chọn mái nặng xương, vảy bóng dài, đùi dài quản ngắn, mặt sắc sảo
Chọn con nào cho hợp với trống mình có. Nhiều người có thói quen chọn mái rồi chia mái nhánh mái bổn, thật ra mái rất khó chọn và không biết khả năng sinh con của nó ra sao, có đặc tính gì nếu mái gọi là mái bổn mà không được rặt thì cũng như không.
Vì vậy nhiều người chuyên môn ngày nay họ cản theo trống cho dễ theo rõi.
Ví dụ họ tạo được giòng kèo hai mang đá mé rất tốt, khá rặt nhưng hơi chậm.
Họ muốn cho tốc lực vào giòng gà họ thường dùng trống nhanh, lông dài cản vào. Ví dụ có mái A trống A cùng bầy, theo lối cản và quan niệm xưa con của mái A sẽ là mái gốc, con của trống A sẽ là mái nhánh; trống A xương tốt, kèo chặt, đòn to hơi chậm.
Tìm trống T lông lá tốt, thế hay, nhẹ xương cho cản ra F1 lông dài đá tốc lực xương cốt kém chút, theo lối cản cổ điển con mái F1 sẽ là mái gốc. Lấy gà hay khác cản F1 rồi cứ như vậy theo con mái của mái bổn sẽ là mái bổn dần dần sẽ lạc giòng. Đa số gà nòi ở trong tình trạng này con được con không từ từ lạc giòng. Đành là cứ lấy vài con mái bổn (theo quan niệm cũ), cho một con trống hay đạp, cả mấy đàn cũng được vài con, không thì sang năm chọn con trống khác. Nhưng kết quả bao giờ cũng loãng và xa dần dần.
Theo bây giờ người ta vẫn coi mái A là mái bổn là giòng đã làm rặt để cản với giòng khác ra gà đi đá. F1 là mái giòng cải thiện họ thường không dùng hoặc dùng vào việc khác. Họ dùng trống F1 cản lại với gà mẹ cho ra F2, dùng trống A cản với mái F2 ra F3, dùng trống A cản với F3 cứ vậy sẽ cho ra giòng cải thiện hay giòng mái bổn thứ hai. Con sẽ có bộ lông tốt hơn và đá mau chân hơn. Trong khi đó mái F1 cho cản với bất cứ trống nào cho ra con hay có thể dùng trống con cản với mái bổn giòng A hay giòng cải thiện sẽ làm giòng A và giòng cải thiện hay hơn. Đồng thời có thể làm rặt giòng trống tạo giòng thứ ba gọi là X; ba giòng A, cải thiện và giòng trống mới X(theo lối cũ), sẽ luôn luôn bổ túc cho nhau làm mới giòng máu mà không bị lạc giòng. Cho đến khi nào lại tìm ra được chiến kê có được tính cần thiết mà ba giòng trên còn thiếu hay kém sẽ bơm vào tạo giòng thứ tư hay giòng cải thiện khác, cứ vậy mà tiến không ngừng, trước khi giòng cũ suy tàn đã có giòng mới hay hơn.
Nếu theo lối phối giống giữ giòng cũ chẳng bao lâu những con gàSaigon sẽ trung hòa hoặc loãng ra.
Tạo con gà thân hình liền lạc mình dài khỏe mạnh là tốt nhất. Cũng như mấy võ sĩ, thân hình không liền lạc khó mà đấu giỏi, cao quá, lùn quá, bắp thịt quá, xương quá đều không tốt.
gaconvniss đã viết : |
Nếu con bịp chân xanh cháu bắt là trống và có lối đá tương tự như con trươc đây cháu bắt hoặc nếu con đó là mái thì cháu muốn tạo một dòng gà như vậy thì phải làm thế nào . |
Nếu là trống anh cho cản với con của con mái chị em nó. Nếu ra con đá giống bố anh có nhiều hi vọng khóa giống thành công, anh tiếp tục dùng con trống cản với cháu nó.
Nếu gà mái anh dùng con trống nào cũng được cản cho ra con xem có đá giống dòng bịp không, nếu đá giống anh có hai đường, Anh dùng nó cản với mái mẹ ra con cản tiếp với mái con nó hay mượn trống anh em mái mẹ nếu có con nào đá giống cản với mái con.
Anh dùng trống con đó cản với mái cô dì (nếu cô dì đẻ con trống đá giống giòng bịp) và cản tiếp xuống.
Để tiết kiệm thời gian khi mái con 6-7 tháng anh kiếm trống cản liền, để 11 tháng sau anh biết trống con và những con chú bác nó đá thế nà, con mái anh có thể sửa soạn cho cản trước với trống chú (12-14 tháng) khi nó 6,7 tháng.
Nói tóm lại anh kế hoạch trước để tiết kiệm thời gian và đổi hướng khi cần. Ngay từ bây giờ anh tìm trống cho mái là vừa, nếu anh tìm được trống nào đá giống giòng đó và có liên hệ càng tốt.
Cận huyết gà đòn.
Vừa đuợc tin chia xẻ với mấy anh
Ở một mục khác tôi có viết
Trích dẫn: |
Tôi có con mái cận huyết ba đời (bố con, chú cháu rồi dì cháu) đem cản với máu mới ra (trống cảa một anh trong ganoi.com này, ra con đưa nguời bạn, mới xổ một lần cắt tích, không sẵn sàng đá, nguời bạn ngồi buồn mang ra đá đại thắng trong 5 hồ. Ba tuần sau mang đá nữa, ôm đấm dẫn đối thủ 4 hồ liền đến hồ 4 đới thủ đá trả lúa gà tôi bị thả vòi voi đứng chịu đòn cho hết 6 hồ (20′/ hồ) huề. Một thắng một hoà tuy không là thành công nhưng con gà không có dấu hiệu gì chạy hết mà còn đá lại. Con gà về nuôi lại cẩn thận, xổ kỹ nảy nở đầy đủ thì hôm đem ra truờng anh bạn để trong xe trong nhà xe, gặp hôm nóng ra con gà còng queo. |
Con mái cận huyết ba đời này là cháu đời thứ tư của một con mái già, tôi dùng con của con trống máu mới (gà của một anh trong ganoi.com) mà tôi nhắc ở trên cản với nó ra con phạt ác. Cách khoảng hơn một năm tôi có một đàn gà đời cuối của giòng gà trên, tôi dùng con phạt ác cản với mái giòng đó (cận huyết vòng lại anh em cũng là chú cháu) ra bốn con trống khi 7 tháng tôi giữ một con, cho ba con; con tôi giữ bị racoon cắn chết. Con tôi cho một nguời Hmong anh này báo gà tôi đá dở lắm đòn mạnh nhưng lối ngu trong đợt sổ đầu (điều này tôi biết khoảng 30% gà của tôi đá như vậy) , con tôi cho anh bạn đá đốc cổ, chằng cổ và mé hầu (điều này tôi cũng biết và rất mừng vì đây là lối đánh tôi muốn giữ) vì mẹ của con phạt ác là mái đã đẻ ra con đá hai chiêu, trong ôm đấm chằng cổ mé hầu, ngoài luồn chôn đuổi sỏ đá mé, nhưng con này bị chết. Con gà bạn tôi sổ đủ sửa soạn ra truờng thì bị đậu mùa. Con gà cuối tôi cho một anh khác, anh ta cách đây mấy tháng có gọi điện thoại nói chuyện, anh nói con mái tôi cho anh đã chết (để giữ giống gà nòi rặt), con trống tơ anh mang về năm ngoái anh cho đá thử đá rất hay, anh thả ra cho chạy lang thang tiếp (khi cho anh ta tôi vẫn còn thả chạy rông), bị gà già đuổi hay sao nó không chịu đá nữa. Anh ta nói không sao anh ta tin tưởng con gà, anh breed với gà mái Brasil và Thái của anh ta để làm gà đi đá, anh nói anh thích đòn thế gà tôi (gà Brasil móc mắt của anh ta cũng không dở chút nào).
Tôi vừa đuợc tin con của nó đứa thắng một, đứa thắng hai. Điều tôi thích nhất là anh bạn Sư kê HN xem những con còn lại xổ anh nói gà đá khá lắm, một con giữ trên cơ, một con bị gà kia áp đảo nhưng cuối hồ ra đòn lấy lại và trên đà chiến thắng.
Tuy những chiến thắng không phải là to lớn và không phải do chính tay tôi cầm nó, nhưng tôi phấn khởi vì cuối cùng có hai điều, gà tôi cận huyết không chạy (thắng và huề) và gà cận huyết pha với máu mới đá tốt và đem lại chiến thắng. Con gà mái già của tôi đẻ con rất ít thuờng bị chết, nhưng hai con trống con đều đá có nét, hiện giờ ngoài nó tôi chỉ còn hai con mái nữa đều là cháu của nó, và hai con con là con phạt ác và con mái cùng mẹ khác cha. Tôi vừa cản phạt ác với gà mẹ để lấy lại giòng mái (tú trăn) và cũng để thử cận huyết mẹ con.
Không cần khóa gen lại từ đầu đa số người ta cản cận huyết trước để ra F4 trước khi cản chéo để công cuộc cận huyết xúc tiến nhanh hơn và lỡ gà mái F3 có chết người ta vẫn tiếp tục làm rặt được vì đã có F4, rồi người ta mới thử cản ngang F3.
Nhiều nguời lầm lẫn cản cận huyết sai sẽ làm hư hết gà, thật sự không phải như vậy. Vì dụ trống A mái B cản với nhau thì F1 là dị huyết không phải đồng huyết, trống A mái F1 ra F2 mới là cận huyết. Sau khi nở F2, trống A, mái B, F1 trống mái vẫn có thể dùng cản những lứa khác theo dị huyết, trống A, trống F1, ngay cả trống F2 nếu hay vẫn có thể dùng đi đá, cản mái như những con gà khác.
Ước lượng số gà trống đá giống để sản xuất gà đi đá sau này. Người ta thường cản đến F5, F6 thì khóa khoảng 70% cho dù dùng trống ngoài cản vào. Như vậy là rất nhiều và 30% còn lại không có nghĩa là sẽ bỏ đi mà sẽ có phần lớn trạng thái của con trống ngoại huyết cản vào. Những con gà này mà thành công dùng con trống cản xuống mái bổn, mái con hay mái cháu (chú cháu) thường tiếp tục thành công. Anh thử nghĩ anh cản một bầy gà F6, anh dùng 3 con mái làm mái bổn cho cản với trống ngoài cho mỗi bầy 5 trống = 15 trống anh có 9-10 chiến sĩ trở lên để ra trường, năm sau ba con đó mỗi con cho hai lứa anh có 18 hay hơn để ra trường, cộng thêm con của F7, lúc này anh có 11, 12 con trở lên để ra trường mỗi bầy … Chỉ sợ anh không có chỗ nuôi thôi.
Những con mái sau này có thể người ta vẫn cản tiếp đến F9, F10 là trạng thái gọi là rặt nếu dòng gà tốt.
Nói thêm về cản một trống gốc hai mái sau này cản ngang có thêm một điều lợi nữa theo luật di truyền mà ông Boles nhắc đến như sau :
Trong con gà mái sẽ có những gene chỉ truyền cho gà trống con mà không truyền cho gà mái con, cũng như có những genes chỉ truyền cho gà mái mà không truyền cho gà trống, gà trống tương tự. Đây là chỗ khuyết điểm của phương pháp cản không cận huyết (mà thật ra cận huyết xa hơn thôi), điển
hình là sư kê VN dùng cản gà.
Ví dụ genes giới tính:
gà trống Z1Z2, mái ZxW. sau khi cản
F1 có những trường hợp sau:
Trống: Z1ZX, Z2Zx, (Z1Z2), mái Z1W, Z2W, (ZxW). Trong ngoặc là
trường hợp hiếm.
Khi lấy mái con Z1W, Z2W, hay ngay cả ZxW để nối giòng thì mái con của nó vẫn chỉ có W cũ ban đầu để giữ lại, gien này lập lại nhiều lần sẽ là nơi chứa những gien đột biến, gien xấu của giòng gà. Cái lý do gene lập lại suy thoái và gene đột biến mà những sư kê VN hay dùng để chống lại cản cận huyết thì chính họ phần lớn đã mắc phải mà không hay cho tới khi giòng gà suy tàn không duy trì hay cải tiến nổi mới đi tìm giòng khác. Họ phí rất nhiều thì giờ mà kết quả vẫn là may rủi và khiêm nhường rồi không có gì truyền lại hết.
Để trả lời giúp cho anh suvuong có thì giờ nghỉ ngơi và thư giãn uống trà ngắm hoa thăng hoa cái chất Zen, BaLoi góp ý như sau.
– Muốn tăng tỉ lệ % ở đời F5 cho con gà trống càng giống nhiều con gà trống gốc thì ở bước tiếp theo có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau, cách 1 là hay nhất
1. Lấy con trống F4 pha cản với con mái F3.
2. Lấy con mái ở đời F4 pha cản với con trống gốc.
Một điều ít ai nói ra nhưng những người muốn pha gà theo lối cận huyết phải để ý đó là hình dạng con gà trống con càng thuần thì nó càng nhìn giống từ màu lông đến hình dáng như con gà trống gốc. Đó là về ngoài dạng. Còn điều khác cũng cần nhiều chú ý theo dõi cho đá thử, đây là bước thử nghiệm chính để xem con trống có đánh giống con gà gốc không. Nếu không đánh thế lối như con gà trống gốc thì có nhiều việc phải xét lại.
Một khi có trong tay con chiến kê nên dùng phương pháp nào để giữ và tạo giòng?
Có một số người hỏi tôi dùng phương pháp giữ và tạo giòng như thế nào là đúng?Câu hỏi không dễ có câu trả lời chính xác và đúng cho tất cả mọi người. Sở dĩ tôi mở mục này vì muốn cùng những người có phương tiện và đam mê tạo giống gà riêng cho mình nói riêng và giữ giống gà nòi cho rặt nói chung. Những tài liệu về gà cựa cùng những kinh nghiệm cản cận huyết của những sư kê ngoại quốc chia sẻ và mang ra mổ sẻ rất nhiều, tuy vậy những kinh nghiệm áp dụng và chia sẻ về gà đòn rất ít vì một lẽ đơn giản, họ không chơi gà đòn, nếu có cũng ở giai đoạn phôi thai, trong khi đó người Việt chơi gà đòn khá nhiều nhưng lại không có những tài liệu hay phương pháp khả dĩ có thể giữ và tạo những giòng gà rõ ràng và cải tiến được.
Sự khác biệt giữa gà cựa và gà đòn trong trận so tài và sự khác biệt giữa nguồn gốc của hai con gà đã làm cho chiều hướng cản gà có sự khác biệt, cùng với chiều hướng tương lai của con gà đòn tôi nghĩ nếu mọi người có hứng thú cùng tôi đào sâu hơn trước để giải trí, sau để tìm hiểu và sau cùng sẽ tìm cách áp dụng.
Đặc tính tiên chuẩn của một con gà đòn:
Mạnh, chịu đòn giỏi, nhanh, liền gà (thân hình cân đối), gan dạ và thế thần giỏi.
Đây là chỗ khó chịu của việc gây giống gà nòi đòn vì khác với gà đinh mà thế thần và tốc độ đứng hàng đầu cùng với sự gan dạ. Sức mạnh sau một chút và sức chịu đựng sau cùng. Thế thần thì tạo ra xổ thử giữ lại thì biết ngay. Còn sức chịu đựng thì khó biết, khi muốn thử không khỏi có trường hợp làm hư con gà. Vả lại trong tương lai có lẽ tốc độ và sức chịu đựng sẽ có giá trị ngang ngửa trên con gà đòn vì sự thay đổi của luật chơi.
Muốn tạo giòng và cải thiện dĩ nhiên phải có con có càng nhiều ưu điểm càng tốt và càng thuần càng tốt. Trong những phương pháp cản gà và làm rặt mỗi phương pháp có ưu điểm vượt trội hơn những phương pháp khác và người ta thường do những đặc tính của con gà họ có mà dùng những phương pháp khác nhau vào những thời điểm khác nhau.
– Phương pháp cổ điển (của tây phương): Cận huyết trống và cận huyết mái để giữ giòng và dùng phương pháp cản hàng dọc làm gốc để làm rặt song hành với phương pháp cản ngang để tạo giòng và cũng để cải thiện giòng gà.
– Phương pháp mới : (Boles) cản trùng huyết (anh em) để tách cũng là giữ ưu khuyết điểm của cặp gà anh em để khởi đầu cho giòng gà mới và rồi sau đó làm rặt bằng tiếp tục cản cận huyết hay trùng huyết.
– Phương pháp riêng biệt (pha trộn hai phương pháp trên vào những thời điểm khác nhau.
Tạm ngưng chỗ này. Sẽ bàn tiếp về hướng đi của con gà đòn. Khi bắt tay vào việc cản gà cần phân biệt những điểm sau:
Thuần giòng và đồng bộ.
Thuần giòng là những con gà mang cùng giòng máu (tương đối), đồng bộ là những con gà nhìn giống nhau có kiểu đá giống nhau. Sở dĩ có sự phân biệt này vì trong khi cản gà có những con gà nhìn giống nhau nhưng đá khác vì nhiều lý trong đó chưa thuần hẳn là một và có những con gà nhìn khác nhau nhưng đá giống. Vấn đề chính là đá giống, tuy vậy khi tạo thân hình đôi khi nhìn giống cũng là một vấn đề quan trọng và khi cản gà làm thuần giòng đa số muốn gà mình thuần thế và cả nhìn giống nữa để khi ra đá có thể nhận được những nét riêng của con gà mình. Ví dụ cầm trong tay giòng gà A là kết quả của làm thuần hai con gà của anh A con Kelso và con Hatch, giòng gà A này có đặc điểm một cọng đuôi lau, vảy dặm mã tía dài. Anh B có cho cản Kelso với Hatch dĩ nhiên cùng máu Kelso và Hatch nhưng anh A nhìn biết ngay không phải gà mình. Hoặc giả giòng gà anh A + với Hatch lần nữa cho ra những con gà chiến rất tốt, anh B mua gà anh A về cản với Hatch ra gà đá rất hay nhưng con hatch anh B dĩ nhiên khác con Hatch anh A dùng để cản, nhưng anh A nhìn cũng đoán ra đuợc con gà anh B cầm có máu gà mình. Mục đích chính là thuần và đồng thế đá, mục đích cao hơn là thuần, đồng thế đá và đồng bộ. Thường thì trên con đường làm thuần khi chọn thế đá con sẽ đương nhiên đồng bộ, nếu không nguời ta sẽ từ từ làm đồng bộ sau. Tùy theo phương pháp lựa chọn khi cản sẽ sảy ra những truờng hợp khác nhau.
Một ví dụ nữa, anh A dùng mái mã chuối đá kiềng mu lưng cản với trống tía cũng đá kiềng mu lưng vì mái B chưa thuần, trống cũng chưa thuần ra con sẽ như sau: mã chuối, mã tía, mã chuối pha tía và 80% đá kiềng mu lưng như vậy tuy không con nào thuần giòng cả nhưng những con mã chuối trong đàn có thể nói là “giòng” chuối đá kiềng mu lưng. Vì không thuần nên con gà giòng đó khi cản với con khác rặt hơn và có lối đá khác hay nhìn khác nó sẽ lạc giòng ngay. Giả dụ anh A dùng con mã chuối đá kiềng mu lưng khác cản với con mái chuối đá kiềng mu lưng của anh ta sẽ ra gần như 100% mã chuối, đá kiềng mu lưng, nhưng vẫn không thuần, nếu có con mã tía nào thuần hơn và đá khác gà con sẽ đa số theo con mã tía ngay từ thế đá và màu, nếu con mã tía cũng đá kiềng mu lưng thì gà con sẽ đa số đá kiềng mu lưng nhưng nghiêng về gà cha. Vì những lý do này khi chọn phương pháp cận huyết và làm thuần, nếu biết cách dùng những phương pháp khác nhau pha trộn, và sự lựa chọn có điều kiện (có nhiều phương pháp cận huyết và dĩ nhiên cả trăm lựa chọn tùy theo mục đích), điều cản con gà lai nhìn 75% giống gà Việt và đá 75% giống gà Mỹ là điều thực hiện được.
Đó là truyện con gà cựa ở đây tôi chỉ muốn nói lên vấn đề này để chọn con gà nòi đòn để làm giống vì khi tạo giòng con gà thuần có những điểm mình thích là điều cốt yếu, con gà hay không cần thiết vì đa số gà hay thường không thuần. Và con gà nòi đòn ngày nay hay hơn nhưng đồng thời cũng ít thuần hơn, biết rõ khi chọn gà làm giống phải biết mình muốn gì và con gà mình chọn ra sao, càng nhiều càng tốt.
Trích dẫn: |
As far as I know, hen-feathering is partially dominant to cock-feathering. A half henny will be more or less cock-feathered as a cockerel, but will moult out as a henny after the first moult. A pure henny will be hen-feathered from chick to adult. I’m not 100% on this, but this is how I understand it from what I have read. |
Tôi thấy phần này ông Goerge có lẽ sai hay bị hiểu lầm vì tôi thấy gà mã mái cản mã trống thường ra gà mã trống nhiều hơn, điều này có thể thấy qua kinh nghiệm tôi thường thấy. Anh bạn tôi có con trống mã mái cản mái mã mái (không chắc có thể mã tre) lứa đầu có một con mã tre ( còn lại bị chết), lứa sau một mã tre, một mã trống. Tôi dùng con trống mã lại đó cho cản với mái giòng mã trống linebreed 3 đời của tôi ra 1 con gà điều ức ó hoàn toàn và ba con ô ớt. Cản với gà mái khác cũng không ra con mã mái nào hết. (Nhiều trường hợp khác tôi thấy cũng tương tự).
Kinh nghiệm trên được giải thích khá rõ :
The gene responsible for the hen feathering is not sex linked and is carried by either the male or female in different strengths. Since this gene is an Incomplete Dominant, Autosomal, about 1/4 of the stags produced from pure Hennies will be long feathered, 1/4 will be hen feathered, and the remainder will be of mixed feathering until their second year when they moult out completely hen feathered
Họ nói Incompleted Dominant gene không hẳn có nghĩa gà mang gene hennies từ nhỏ đến lớn là pure hennies và gà thay lông sang hennies là không phải pure hennies. Incomplete dominant có nghĩa ngay cả trong gene của hennies rặt (họ cho cản hai con hennies rặt với nhau) cũng có mã trống, mã mái thay lông và mã mái từ nhỏ đến lớn. Điều này cũng có nghĩa 1/4 số hennies từ nhỏ đến lớn đó nếu cho cản với 1/4 số hennies từ nhỏ đến lớn đó nó vẫn có cơ hội bị ra mã trống cho dù nó “pure” theo định nghĩa. Hay nói cách khác con gà trống mang gene mã mái của anh Đông cho dù có mang gene mã mái rặt theo định nghĩa nó vẫn có phần nào gene mã trống, nhưng cái phần mang gene mã mái khi nó dominant thì nó mang theo cả lối đánh của gene nó. Vì vậy khi cản cận huyết những con nào không mã mái có thể thịt hết mà khó bị lầm.
Phía dưới có một độc giả có viết:” Tôi ước chưa bao giờ đọc phần trên các bạn viết, tôi lấy một con mã trống cản với mái giòng mã mái tôi cản không ra con nào mã mái, toàn mã dài, phải thịt hết” Điều này chứng tỏ anh George hiểu lầm nên dẫn đến kết luận không chính xác.
Anh Haitc
Không có chỗ nào tôi nói phải pha giống hoàn toàn theo như người Mỹ làm, hay phải lai hay giữ rặt giòng gà VN (nếu có). Mình có theo dĩ nhiên cũng còn lâu mới bằng họ nếu so về số lượng cũng như số lần và số gà họ đem thử nghiệm mỗi năm.). Người Mỹ chưa chính thức có thử nghiệm gà đòn VN họ chỉ thử nghiệm gà cựa và họ không chơi gà đòn.
Trước khi đi đến sản xuất qui mô, hay những phương pháp qui mô, người Mỹ khởi đầu cũng như mình bây giờ, nhiều khi còn nghèo hơn, lịch sử cho thấy những người di dân ban đầu còn thiếu cả kinh nghiệm canh nông phải học của người da đỏ. Ông cha ta chơi gà nòi đã lâu nhưng điều hiển nhiên cho thấy là thiếu căn bản giữ giòng (hay có mà giấu luôn) hay giữ theo kinh nghiệm để đủ có gà đá, nhiều giòng gà mất giòng thay vì giữ được và cải tiến. Theo khoa học lẫn thực tế cho thấy một trong những điều nhầm lẫn căn bản là không cản cận hay trùng huyết vì sợ ra gà chạy. Một trong những điều căn bản nhất của giữ giòng là cận huyết, vì suốt mấy trăm năm thiếu điều căn bản này mà một số lớn gà đi vào vòng luẩn quẩn khi được khi mất theo điều kiện tự nhiên. Vì nó chỉ là vấn đề căn bản nên đi vào chi tiết dĩ nhiên có nhiều trở ngại, may mắn những sư kê, khoa học gia ngoại quốc cùng nhau chia xẻ với chúng ta những kinh nghiệm này, những cách đối phó khi gặp trở ngại, những cách cận huyết lẫn thông thường pha trộn của họ để tạo, giữ giòng, lẫn phát triển giòng nhanh hơn.
Tôi chỉ trình bày những phương pháp, phương cách căn bản lẫn cao hơn một chút, qua những bài viết dịch lại, những gì tôi đọc được tôi thấy hữu ích có thể áp dụng được, có thể áp dụng được cho mọi trường hợp, có thể áp dụng cho từng trường hợp. Những phương pháp căn bản này bao gồm cả những trường hợp phụ có thể xảy ra. Những người nào biết rồi thì thôi, chưa biết có thể đọc, biết chưa đủ có thể đọc thêm.
Tôi biết chắc nhiều phương pháp trong số những gì tôi viết, trích dịch sẽ giúp ích rất nhiều cho những người muốn bắt tay vào công việc cản gà và dĩ nhiên khi áp dụng những phương pháp này sẽ có nhiều tùy theo từng trường hợp không dùng được khiến gây tranh cãi. Không thể nói Mỹ khác, mình khác rồi bỏ nó đi, chính người Mỹ với nhau cũng có khác biệt vì tùy trường hợp mới áp dụng được, nhưng căn bản họ vẫn đồng ý và cho dù họ đã khám phá và thử cả ngàn phương pháp khác nhau họ vẫn đọc sách, học, thử những phương pháp mới để áp dụng. Họ có thể đọc để biết thêm nhưng không áp dụng vì họ dùng phương pháp khác họ thấy thích hợp hơn. Những điều này dù Mỹ hay VN cũng nên theo. Khoa học không phải là bắt trước mà là học hỏi, áp dụng và phát triển. Không cần biết phương pháp vận chuyển, nguyên tắc động cơ nổ, lực quán tính … chuyển động vận tốc … những người thợ vẫn đúc ráp ra một chiếc xe, nhưng cái xe đó muôn đời sẽ không phát triển. Người Đức chế ra xe, nhiều nước học cách chế ra xe, không nhất thiết phải giống xe Đức, người Nhật chế xe xe họ thua xe Đức, bây giờ thì ngang ngửa, người Mễ không chế xe, chỉ ráp xe thì ai đưa xe nào ráp xe đó.
Phương pháp có đó ai muốn áp dụng sao thì áp dụng, cận huyết tại sao cận huyết, cận huyết gặp trở ngại căn bản gì, nếu vậy tránh ra sao, sửa ra sao …
Vì vậy cho dù anh muốn giữ giòng gà cũ, tạo giòng gà mới, pha máu gà Mỹ, pha máu gà Đại Hàn … tất cả đều có tài liệu nằm đó, tùy theo mình làm gì mà đem ra áp dụng. Anh thích giữ giòng thì cứ cận huyết thôi, lâu lâu pha máu mới cùng giống khác giòng thì phương pháp đó. Anh muốn lai cứ việc lai, lai sao giống bố, lai sao giống mẹ, lai sao nhìn giống mẹ đá giống bố, phương pháp có đó cứ việc áp dụng. Phưong pháp chỉ là căn bản tùy theo đặc tính giống gà mình pha vào, con gà mình có mà áp dụng những phương pháp khác nhau, tài liệu sẵn đó, có điều anh chịu đọc và thử áp dụng hay không thôi. Ít ra mình không phải mò mẫm, không phải tự tìm ra và đã có nhiều người áp dụng thành công thì mình có nhiều cơ hội thành công hơn còn hơn như mù sờ voi nói khác rồi bỏ cả đi.
Tôi chỉ trình bày những phương pháp khác nhau, chép lại, dịch lại hay viết lại những gì tôi học được còn nuôi đá không cốt thắng, thắng làm chính, gà canh, gà nạp, lai, không lai, lai muôn đời hay lai rồi làm rặt, nuôi vài ba con, muốn lập trại, muốn tạo một dòng gà riêng để chơi thôi, hay chẳng để làm gì hết cũng tùy người thôi.
Tài liệu căn bản về giữ giống và pha giống đã có rồi, những phương pháp thì tài liệu người Mỹ viết rất nhiều, nhiều hơn mình có thể đọc trong năm mười năm, tuy vậy gà đòn thì tài liệu rất ít nhất là gà VN. Gà cựa người Mỹ tạo ra những giòng gà coi như vô địch thì mình học ở họ, lai gà họ cũng hợp lý thôi vả lại mình có muốn học của cha ông cũng chẳng có bao nhiêu để học vì không có gì hoặc có được một vài kinh nghiệm giấu cho đến thất truyền. Muốn tạo cho giống gà cựa lai mới, muốn giữ gà rặt, muốn chơi và phát triển gà Mỹ, giữ giống gà Mỹ, làm rặt để phát triển gà cựa VN, tất cả đều tùy mỗi cá nhân tôi chỉ truyền hoặc ghi lại kiến thức, kinh nghiệm của người đi trước, sư kê Hoa Kỳ, kinh nghiệm và áp dụng (hay không áp dụng) tùy mỗi sư kê thôi.
Riêng về gà đòn ngoài những phương pháp căn bản, tài liệu rất là ít, ví dụ khi xưa VN quan niệm gà cản cận huyết ra gà chạy vì vậy không cản cận huyết, bây giờ đọc sánh Mỹ và theo kinh nghiệm của họ cho thấy gà chạy vì cái giòng nó chạy, gà chạy vì thiếu sức khỏe và gà chạy vì cận huyết quá lâu. Là người nghiêng về chơi gà đòn và thấy con gà đòn VN đứng vị thế có thể đá đòn với bất cứ con gà nào trên thế giới và là gà VN nên tôi đặt ra đề mục này.
Thứ nhất là xem những phương pháp đã được nghiên cứu và áp dụng của người Mỹ nói riêng hay ngay cả cả thế giới, những gì áp dụng được, những gì không cho gà đòn. Ví dụ gà cựa chạy vì giòng gà nhát nhưng có con nhát nhát, có con nhát đòn, có con nhát cựa cốt, có giòng nhát cựa sắt. Gà cựa đích xác cận huyết nếu giòng tốt không ra gà chạy, nhưng gà đòn thì sao? Vì gà đòn đá lâu hơn. Tự tôi thử gà tôi thì không thấy con nào chạy hết, tôi không vội kết luận nhưng tôi đưa ra giữ kiện và người Ấn Độ có hai phe cả hai đều nói gà đòn cản cận huyết cha con không chạy và một số ít nói nói cản mẹ con thì có thể ra gà chạy. Tôi trình bày cả hai ý kiến Gà cựa nhất tài nhì lực, cái tài thì truyền được bằng phương pháp cận huyết, còn lực thì sao? Cái này còn chờ câu trả lời, trong lúc đó học của người Mỹ phương pháp tăng lực bằng hai cách, lai tạo gà và dinh dưỡng vì vậy có lẽ gà đòn muốn giữ đòn thế thì cận huyết và tìm cách châm máu tạo giống gà mạnh hơn. Tôi bắt đầu mục này bằng cách tìm hiểu con gà đòn từ thế đánh đến sức đánh của con gà nòi đòn của mỗi vùng với tất cả thận trọng và với sự góp ý, giúp đỡ của những người có nhiều kinh nghiệm khác hay hơn tôi về con gà đòn, xưa và nay như anh Ba Loi, đaga, anh Hung Nguyen và một vài người tôi quen ngoài đời.
Tôi đưa ra không có nghĩa phải đúng, tôi đưa mọi phương pháp đã thành công để mọi người cùng nhau nghĩ dùng phương pháp áp dụng cho gà đòn ít rủi ro và cơ hội thành công cao nhất. Một anh người Ấn Độ viết bên phần gà quốc tế nói: Cản gà trước hết biết mình muốn gì và gia tăng kiến thức bằng cách đọc và học, đọc, học càng nhiều sách càng tốt, sách này hay hơn sách kia nhưng sách nào cũng có cái cho mình học. Tinh thần học hỏi là vậy, chẳng sách nào bắt mình làm theo họ. Không bao giờ có một hai phương pháp nào tốt cho mọi người, mọi trường hợp vì thế để áp dụng cho mình, trường hợp sảy ra cho mình mình phải tự tìm hiểu và tìm cách giải quyết áp dụng qua kiến thức mình học được.
Trường đại học nổi tiếng bên Đức phân khoa triết học, trong bài giảng đầu tiên ông Kant triết gia nổi tiếng luôn luôn nói câu này :” Tôi đến đây không phải dạy anh triết học nhưng cách thức triết lý, không phải dạy các anh những tư tưởng nhai lại, nhưng cách thức tư tưởng để các anh tự học hỏi lấy, khám phá lấy, bay nhảy lấy.”
Đọc những bài dịch, những phương pháp để học hỏi, khám phá bay nhảy, chứ không phải nhắm mắt theo hay nhắm mắt bài bác.
Anh Mega2
Tôi được cơ hội chơi hay xem cả gà đòn lẫn gà cựa khi xưa (thập niên 60-70) và bây giờ, thêm nữa qua mạng, sách vở lẫn chơi gà với những giống gà khác nhau, sư kê Lào, Miên, Thái khác nhau tôi có nhận xét như sau: Những sư kê VN có quan niệm khá giống nhau về cản gà lẫn chăm sóc gà. Riêng về giòng gà thì gà đòn và gà cựa có lẽ nếu có liên hệ thì rất xa. Gà cựa nếu nói theo giả thuyết từ gà rừng pha với gà đòn mang miền Trung vào thì có lẽ không chính xác vì nhìn từ màu lông, mào, thế đánh con gà cựa có nhiều hình dáng màu lông khác con gà đòn và con gà rừng xa lắm. Con gà rừng đa số mòng lá, một số ít mòng dâu, phần lớn màu đỏ đậm, những con này cận huyết lâu đời nếu cản với gà đòn thì lập tức 70% giống gà rừng. mất rất lâu mới tẩy hết được, nhất là còn phải chọn theo gà hay. Nhìn vào lối chơi gà, cản gà và trao đổi giao tiếp với nhau của sư kê VN ngày xưa thì chắc chắn không thể trong vòng vài trăm năm ở Miền Nam mà họ đã tạo ra nhiều màu, lối đánh và hình thể như thế từ con gà đòn và gà rừng. Nhìn vào con gà cựa thì thấy y hệt những con gà Thái từ lối đạnh màu lông, hình thể và những loại mòng khác nhau, nhất là những con gà trong thập niên 60-70 về vóc dáng rất to. Nhìn lịch sử thành hình miền nam thì thấy ảnh hưởng rất nhiều văn minh Thái từ bỏ dừa và ăn ngọt vào thực phẩm, những con con vịt Xiêm, cá Xiêm, mèo Xiêm, dừa Xiêm …
Để tạo những con gà như vậy đòi hỏi cận huyết và pha lâu đời, người Thái có cơ hội như vậy (họ có cả ngàn năm và là môn chơi quốc gia và của hàng Vương giả). Trong khi đó những Vua thì xếp vào hàng môn chơi phí thì giờ. Hịch tướng sĩ đã nói đến điều này, vua Gia Long cũng đã nhiều lần biểu lộ. Có lẽ ông Lê văn Duyệt là quan to nhất đề cao môn đá gà, tuy vậy ông vì vậy đã bị nghi ngờ dùng gà để liên lạc với Quốc Vương Thái, những con gà này từ Thái tuyển qua cũng không là lạ và gà tháp cựa cốt hay để cựa dài khi xưa đá khoảng ba om và có làm nước. Trong thập niên 60 thì việc tháp đinh hay còn gọi là cựa căm coi như không nghe tới.
Con gà đòn thì khác có nhiều hình dáng và thể lực của con gà Asil bắc Ấn độ, có lẽ nguồn gốc từ những tộc Hindu mang bên Ấn qua những con gà này ở những vùng có chứng tích của người Chàm như Phan Rang, Phú Yên hay nói cách khác là vùng miền Trung. Dân di cư Ấn kể cả những sắc du mục vốn có truyền thống cản cận huyết để giữ giòng và mang gà đi khắp nơi với họ và người Ấn cũng được coi là giống dân đầu tiên pha giống gà nhà (red jungle fowl pha với grey jungle fowl), họ cũng coi như truyền giống gà đá qua vùng Trung Đông và Parkistan. Trước khi Viet Nam chiếm hết Chiêm Thành môn chọi gà cũng có lẽ thịnh hành vào đời Trần qua sự thông gia của hai nước. Như vậy tính ra con gà đá giữ vai trò quan trọng trong ngành ngoại giao.
Gà đòn khi xưa có lẽ chỉ có một hai giòng mang qua nước Chàm và những người Ấn đa số chơi gà rặt ít pha giống phối thế như người Thái nên những con gà của họ đá rất đơn giản, mu lưng, góc cần, vài con đá mé đá hầu, gà miền Trung khi xưa kiếm gà đá sỏ rất khó và gà chân vàng cũng vậy đối với họ là lai giống gà chợ. Khi những con gà này vào tay sư Kê miền Trung thì được pha trộn với nhau, và sự pha trộn, chọn mới này dĩ nhiên sinh ra những con gà vượt bực và tùy theo sở thích và luật chơi họ đặt ra họ chọn lựa những con gà thích hợp, ví dụ vì đá đòn nên họ chọn những con gà to xương lực lưỡng để đá cho mạnh và chịu đòn giỏi, nhưng những con này đá đầu thì bất tiện vì nặng và ít lông (Gà xứ nóng) nên họ chọn những con đá mình nhiều hơn đá đầu. Tuy không cận huyết nhưng gốc nó đã cận huyết rất lâu đời và theo sách Asil thì màu chính của gà nòi là ô và điều và màu chân rặt là chân trắng ngà, mắt trắng mỏ trắng , màu cũng chấp nhận được là màu xanh. Màu nòi lông nòi đòn VN thì cũng hai màu ô và điều là chính. Khi cản không cận huyết nhưng vì lựa thế nên nhiều khi vô tình lại là cận huyết vì một khi họ dùng gà mái để giữ giòng và gà đá cùng thế đa số có liên hệ huyết thống qua cận huyết từ trước
Vì cận huyết xa nên có thể gọi là có liên hệ huyết thống gần mà không cùng gọi là giòng tuy giống màu và thế đá tương tự. Ví dụ giòng Asil A có hai màu chính ô và điều và chân trắng một ít chân vàng hoac xanh thiện đá kẹt cổ kèo trên, giòng Asil B ở Phan Thiết đá mu lưng, mé bên lên bên xuống. Khi hai giòng này pha với nhau ra gà đá mu lưng kẹt cổ, hay kẹt cổ mé, cũng có con đá giống cha, con đá giống mẹ hoàn toàn. Tùy theo sở thích họ sẽ giữ con mái ra con đá như vậy. Trong khi đó một sư kê khác ở Nha Trang cũng pha hai con gà giống A và B mà tất cả không biết hai giống A và B tuy ở khác chỗ nhưng có liên hệ cận huyết lâu đời. Khi ra con ông ta cũng chọn những con đá và hình dáng theo sở thích lúc này họ đều có giòng mới gọi là giòng C và họ đều giữ mái giòng C và có thể mua trống C của nhau hoặc mua trống giòng B hoặc A của ông khác họ lầm là khác giống như giống thế để cản mái họ. Giòng C thật sự là giòng mới khác hẳn nhưng khi chọn trống A hoặc B để cản thì hị đã vô tình cận huyết trống và tùy theo khởi thủy có bao nhiêu giống khác nhau mà họ có bằng đó sự xào xáo. Theo ông Boyles cho dù trùng huyết nhưng nếu nuôi vùng khác nhau, cách nuôi khác nhau cũng có thể có những con gà có thể trùng huyết đuợc. Đàng này khi pha trộn ban đầu họ đã có được một số lớn gà cùng giống nhưng khác giòng hay cùng giòng nhưng khác giống và được lựa ra những con có đặc tính tương tự theo nhu cầu của người miền Trung. Lâu đời những con này tùy theo sở thích họ có những con gà có đặc tính tương tự mà không cần thật sự cận huyết. Cách này áp dụng tốn nhiều đời người và kết quả gặt hái không được nhiều như cách cận huyết và châm máu thật sự và cũng không giữ được giòng của những con có lối đánh đặc biệt cho dù thỉnh thoảng có đột sinh ra vì sau vài đời hay một đời nó biến mất không bao giờ trở lại, nhưng họ không quan tâm lắm về thế đánh một khi tất cả đại khái đá giống nhau họ quan tâm lựa gà đá mạnh xương cốt to, qua hàng trăm năm dĩ nhiên họ sẽ có những con gà như vậy. Những con gà chính gốc miền Trung xưa thật sự đá xem chán và thế rất đơn giản; đa số đá bi bo mày một tao một, xương thì to đá thì chậm đá từ sáng đến tối mịt chưa xong một trận gà. Cũng có thể những con gà đòn ngày nay anh Mega2 thấy tương tự là do kết quả phối giống cận huyết trong khoảng thời gian người Thái qua VN lai tạo gà và tôi biết chắc ngày nay câu sư kê VN không cận huyết không còn đúng tuyệt đối như xưa nữa vì có một số đã cận huyết hoặc một số theo phương pháp xưa chọn một hai con theo sở thích, giống bố hay giống mẹ đem đá và giữ cặp gà đó làm giống cũng đuợc năm bảy năm. Đặc điểm của cận huyết không phải chỉ ở chỗ có những con gà đá giống nhau trong vòng vài năm mà còn ở chỗ có được nhiều con gà đá như ý trong một đàn gà và tạo ra nhiều cặp gà như vậy, và còn nữa một khi phối ra giống gà mới giữ được giống đó và có nhiều cơ hội cải thiện, sửa sai qua sự làm việc có phương pháp và sự cải thiện này có căn bản, tài liệu để những người khác, hoặc đời khác tiếp tục cải thiện hoặc dễ tránh một khi có sai lầm, người sau không vấp phải nữa.
mega2 đã viết : |
Cám ơn anh Suvuong! Em thấy cách phân tích vấn đề, lập luận của anh rất hợp lí!Xét về gà cựa, nhiều lần em tự hỏi màu lông khét (gà vàng) ở gà cựa từ đâu mà ra? Chắc chắn không phải từ con gà đòn hay gà rừng. Có lẻ củng không phải từ gà Thái. Nhiều người biết rằng con gà tàu có chân đá cựa rất nghiệt. Vì bản thân nó lùn, chân ngắn, cánh không khoẻ bay cao được nên chân đá phần nhiều sẻ vào vùng trước ngực con đối thủ. Đó lại là cái gà cựa cần. Tuy vậy gà tàu thiếu sự lì lợm, tính chiến đấu tới hơi thở cuối cùng cái mà có dư ở gà đòn. Vậy phải chăng những dòng gà khét có xuất xứ từ việc lai tạo giữa con gà đòn (miền trung hặc gà Thái) và con gà tàu? Và thực tế có nhiều dòng gà vàng đá cựa rất nghiệt như dòng gà vàng Tân Thới, Bến Tre… |
Tôi thấy màu điều, ó hay vàng có màu nâu đất nhất là ở khúc đuôi mới gọi là khét. Gà điều khét Thái họ có nhiều lắm, màu vàng ít hơn chút. Gà đòn vào thập niên 60, 70 gần như không có màu khét chỉ thấy ở vài con gà ó thôi nhưng người ta cũng không gọi riêng gà khét. Từ gà khét có lẽ từ riêng của xóm gà cựa. Bên Hoa Kỳ gà khét và vàng thường ở gà Brasil hoặc Thái. Màu vàng khét Brasil bên này có giòng gọi là Pumpkin. Riêng gà điều khét đôi khi vàng tôi biết có giống gà Miến Điện. Gà Miến Điện qua bên Mỹ có hai giống chính là giống chuối căn bản và giống điều. Màu chuối Miến Điện rất nhiều, tuy vậy giống điều có đặc điểm như anh nói, thân hình như gà Thái và đá cựa lẫn móng rất hay, đặc biệt là chân nạp và quăng. Tôi chứng kiến một trận gà Miến đá với con nòi lai của bạn tôi, gà bạn tôi vô đá qua hiệp hai xuống ăn bốn mà đám Lào nó bắt hết, qua hiệp ba tiền đứng gà Miến đứng, gà mình cũng còn đá chút chút, hiệp 4 nó gần mất mỏ nó đứng như con gà mắc mưa mà mà nó nạp nhe rồi quăng gà mình muốn bay đầu, hết hiệp hai con nhìn giống nhau, có điều gà mình bị móng với cựa hơn hột bắp chút của nó đâm khâu không kịp gà mình xuống ăn 5. Sang hiệp năm nó đá gà mình phải nói chết không kịp té. Nạp, quăng mé quăng hầu nghe rẹt rẹt mà gà mình té dọc té ngang đầu bằng nắm đấm, ba má nhìn không ra, anh bạn tôi bắt con gà ra thua đủ không xin miếng nào. Anh HN cũng có giống gà Miến điều đó, nhưng có con có màu khét con không. Anh HN nói đá với mấy con gà nòi, gà Thái bên này cứ xin chút xíu cựa thôi, nửa lóng, nửa lóng hơn là cho đối thủ hơn hay hai bên bằng gà bằng cựa là có tiền bỏ túi vì cựa chút xíu đó đâm kinh khủng. Tôi không rõ giống gà khét anh nói tới đó có liên quan gì tới giòng gà Miến đó hay không. Có điều gà Thái họ có đủ màu hết.
Gà Thái giống gà đòn của họ không phải những con gà Thái mình thường thấy, họ không phát triển nhiều giòng này. Con gà cựa miền nam khi xưa và ngay cả lối chơi như người Thái, những con gà bây giờ nhiều người ngỡ là gà đòn Thái là những con gà Thái đá cựa cốt hay buộc dao những con gà này rất to. Như thấy trên You-Tube mình thấy những con gà này được buộc dao màu đen (giống loại sắt mài làm dao như trong Nam chơi khi xưa). Bên Thái một số vẫn còn đá cựa cốt nhưng rất ít vì cựa cốt dễ gãy và một số gà cựa mọc chĩa tùm lum; họ thường khi cựa gãy chơi trồng cựa. Vì vậy gà Thái mà đá đòn với gà mình ngày nay là con gà đá cựa của họ và cũng là con gà cựa Miền Nam khi xưa. Một sư kê già VN khi xưa rất nổi tiếng cùng thời với Nguyễn Cao Kỳ là ông bác sĩ Các (Cat’ ?), tôi hình như nghe anh STĐ có nhắc đến tên này. Chạng gà Leung han Kao điều đuôi bông của Thái khoảng 2kg5 trên dưới một chút coi như giòng gà bắt nguồn từ Hoàng gia Thái. Thái và Miến Điện ráp ranh và có lịch sử ngoại giao “gà đá” rất lâu dài vì những con gà này đá cùng một luật chơi nên họ cản ra những con gà khá giống nhau, lông dài bay nhảy giỏi, vì cựa cốt không sát thương nhiều, nên con gà phải đá đòn mạnh vì vậy con gà khá to. Tuy vậy những con tuyển chọn lại cho giòng Hoàng gia là những con nhỏ con mà đá đòn khá mạnh và rồi từ từ giữ thành giòng. Những con gà Miến Điện qua VN theo ngả Thái, Miên, Lào không phải là khó.
Nhìn luồng văn minh, văn hóa di chuyển thì thấy rất rõ sự di chuyển và nguồn gốc con gà đá. Một số nguời cho là con gà đá VN và những nước Á Châu là từ Trung Quốc. Nếu nhìn kỹ hơn chút những nước ảnh hưởng văn minh Trung quốc môn đá gà khá yếu như Đại Hàn, Nhật Bản (Shamo từ Thái Lan), Việt Nam và ngay cả Trung Quốc họ yếu về gà đá hơn cả VN… Trong khi đó những quốc gia có nền văn minh Hindu, Trung Đông (chữ ngoằn ngoèo thì môn đá gà rất phổ biết từ dân gian đến hàng vương giả. ( Ấn Độ, Thái, Miên, Lào, Mã Lai, Miến Điện, Pakistan, Champa …). Riêng VN giống gà đòn nổi tiếng tập trung ở những vùng có văn minh Chàm (miền Trung) và gà cựa miền Nam nơi nền chăn nuôi và trồng trọt có lẽ ảnh hưởng Thái Lan khá nhiều ngoài văn minh và văn hóa xưa VN. Những quốc gia này tùy theo sở thích và nguồn gốc mà đặt ra những luật chơi, những luật này phần nào giúp thành hình con gà đá của họ, như người Thái, Miến Điện sau hàng nhiều trăm năm đến ngàn năm, khí hậu, phong tục họ đã có con gà riêng. Có lẽ nó có liên hệ với những con gà Mã lai từ xưa và ở Vương quốc Chàm thay đổi khi VN chiếm vương quốc Chàm. Vào khoảng thập niên 60, 70 gà đòn đá trong Nam thường để cựa, như xem mấy người Ấn hay Pakistan đá tuy vậy đa số họ đều cưa bớt cựa hoặc mài cho tà đầu, hay chuốt nhọn chút nếu gà tơ cựa bắp. Nếu dài thì phải bịt cựa lại. Con gà đòn miền Trung vào Namcũng đá theo luật này (tôi không rõ kiểu đá gà đòn ngoài Trung thời đó.).
Mãi đến những năm 68, 70 mới bắt đầu nghe đến đá cựa căm hay cựa đinh, tôi không rõ nguồn gốc từ đâu, nhưng có lẽ do mấy GI đem vào, cũng có người nói ông Kỳ qua Phi mua gà và du nhập lối đá này. Tôi thấy nguồn gốc đầu có lẽ đúng hơn vì bên Phi đa số đá dao. Trong khi đó những binh lính Hoa Kỳ nhất là mấy ông Hải quân hay mang những con này theo lên tàu để tiêu khiển (Lịch sử gà Hoa Kỳ nhiều giống gà, cá đã được đem qua Mỹ bằng lối này.) Như vậy họ có du nhập trò chơi này vào VN cũng không là lạ. Nguyên thủy môn đá cựa đinh người ta dùng căm Honda để làm cựa vì vậy gọi là cựa căm. Gà cựa VN đá đòn khá mạnh nên hợp vơi cựa căm vì tính cách sát thương ít hơn dao nên cần nhiều lực hơn và không đòi hỏi tốc độ cao như đá dao. Môn cựa căm bành trướng rất nhanh ở VN. Vào những năm 73-74 phong trào cựa căm rộ lên nhưng vẫn chỉ chiếm ước lượng khoảng 45-50% so với đá cựa cốt chồng và dao. Cho tới nay thì như đã thấy cựa đinh gần như khống chế trong môn gà cựa VN. Con gà đòn và lối chơi gà nguời Việt trong những năm 90 du nhập vào Thái vì môn đá gà bị những hội bảo vệ súc vật quốc tế phản đối và bị đuổi bắt. Ông triệu phú gà công nghiệp Thái đề nghị chơi môn đá bịt cựa gọi là đeo boxing glove như những tay quyền anh ở những nơi giải trí, môn này ông ta còn đề nghị đá 5 hiệp và có trọng tài chấm điểm như đánh boxing. Đánh kiểu này con gà Thái rất có lợi vì nó nhanh cùng nhiều biến thế, gà Shamo và gà Nòi Viet khó hạ nó trong 5 hiệp, trong khi đó gà Thái có nhiều cơ hội hơn nếu họ dùng gà tấn công đầu và đá móng và nếu cuối cùng sau 5 hiệp họ có bị bạc dưới họ vẫn có cơ hội thắng vì đá nhiều hơn. Tuy luật lệ như vậy thật ra họ vẫn ngầm hiểu con gà đòn VN có đòn rất mạnh và nhất là có khả năng chịu đòn xương rất tốt tuy chậm chạp và lối đơn giản. Người Thái mang gà Thái qua VN thử và đá theo luật VN thì họ khó thắng nổi nhất là VN khi bịt hết hai cựa vì con gà họ không phải để đá đòn bịt cựa. Họ mua gà VN và sang VN mang giống qua để phối thế và phối giống với gà đòn VN, họ làm theo phương thức có tổ chức, lập trại, mướn sư kê địa phương và thử nghiệm, những con gà này đã thành công vượt bực, họ chiến thắng khắp nơi từ Nam ra bắc, qua Thái, Miên Lào. Đó là những con gà danh tiếng khắp Đông nam Á gọi là gà Saigon, những con gà đá đó thế lối, tốc lực lẫn sức mạnh, mà sức chịu đựng đủ để cầm cự trong khi chờ đợi phá địch thủ.
Các thế lối của con gà:
Con gà hỏa là con gà mau lẹ, đá như vội vàng, con gà hỏa mặt dài nhỏ lộ xuơng, mỏ cũng dài dài. Con gà Hỏa đá thần tốc, phần lớn hầu, mặt ót. Con gà Hỏa rất nhậy mỏ, khi nó đuổi nó đạp cả lên lưng địch thủ để đuổi cái đầu cho bằng được; gà hỏa cánh dài, xuơng dài nhưng nhỏ; gà hỏa thế quăng, đâm móng, đá mé hầu, mé ngang, ót. Gà hỏa cần có bộ đùi ếch thì tốt.
Con gà điều cao lườn sâu tính dừ dằn táo cấp, đá hầu, đá mặt là chính thế.
Con gà thổ toàn tiếng gáy ồ nhưng rõ nhanh, đi đứng tấn cần nhanh nhưng vũng vàng, không khoan thai như gà Kim, gà thủy, không nhón như gà hỏa, gà mộc. Con gà thổ là con gà khó đoán nhất, vì con gà thổ là con gà trung uơng, theo ngũ hành con gà thổ ngoài đặc tính sơ khởi của nó, nó bao gồm ngũ hành, nó đất có chứa kim, mộc thủy hỏa, là con gà trung ương vì vậy các vị vua hay chọn màu vàng làm, sắc phục, cờ quạt, không phải để hợp ngũ hành như phần lớn lầm tưởng vì không phải ông vua nào cũng mạng thổ hay kim để có được hợp mạng hay sinh mạng; màu vàng và số năm để chỉ tính cách trung ương, nắm chọn của nó. Con gà thổ cổ tròn khá dài con gà này, đi trên, đá ngang, hang cua mu lưng, có đòn quăng vô trong mình đối thủ. Con này nếu có qui bối như con gà ô lần trước thì rất tốt, vì gà qui bối hợp với mạng thổ nhất. Con gà thổ chủ bền, và biến hóa.
Tiếp đến nói đến thế của con gà thế gồm có thế thủ và thế công về thế công là bộ pháp con gà sao để mở đường cho nó đánh vào những điểm nó muốn đánh, còn về thế thủ là bộ pháp của con gà làm sao cho khó cho đối thủ tấn công được nó. Cả hai điều này trên trận đấu nhiều khi phải đi đôi với nhau. Ví dụ con gà tấn công phần ngực cổ kiềng thường là con gà võ thì tốt vì con gà võ đá nặng chậm đòn, những đòn phá xương này không cần chính xác lắm vì phần này nó to nhưng phải mạnh vì trừ đòn quăng, ít có cơ hội đá hết chân vì khi hở khoảng cách thì đối thủ có cái mỏ mổ và đá trước vì vậy con gà võ có đòn đá ngực cổ kiềng thường đi đôi với bộ pháp ôm đấm mới tốt vì như vậy nó tự bảo vệ không cho đối thủ khoảng cách tấn công nó ở những điểm khác và những con này tốt nữa là thân hình thô to xương để chịu được đòn ôm đấm vì cái thế mình ôm người ta để người ta khó đánh mình những điểm khác, ngược lại nếu gặp đối thủ không đánh những điểm khác mà cũng đánh ngực thì mình phải có bộ xương chịu đòn cho tốt mới hòng đứng lâu, Cũng vì lý do này khi đọc sách Phạm công nhớ là muốn cho thật đúng thì cần phải đi nguyên bộ ví dụ : “mình lừa qui bối là nòi cả gan” thì cần phải có cả hai, có một không phải có ½ mà đôi khi chỉ có 20% . hay không có gì
Biết rõ những điều này khi phối hợp kinh nghiệm của mình vào nhận xét văn võ bộ pháp và hình thể mới thấy sự tinh tế của nó. Một con gà càng có nhiều điểm hợp cách càng hay.
Nhân đây tôi cũng muốn nói thêm khi tôi đọc thấy anh đá gà nói quan niệm coi gà của anh là lực, vận tốc, và thế. Thực ra khi Phạm công chia ra hình thể và thế hòa hợp với nhau và chia theo ngũ hành thì trong cái nguyên lý hình thể và ngũ hành đó nó đã ngầm chứa hai điều luôn luôn phải hòa hợp với nhau đó là lực và vận tốc. Trở lại ví dụ ôm đấm con gà ôm đấm mà vận tốc nhanh thì xương khó nặng, gà nhẹ xương đá xương thiếu lực, mà cũng thiếu chịu đòn bị đấm vào ngực. Hai điều vận tốc và lực thì hơn cái này thường kém cái kia vì vậy tùy theo ngũ hành hình thể mà đặt nặng điều nào hơn điều nào và cũng tùy theo điểm công mà đặt nặng điều nào nhẹ điều nào. Vì vậy quan niệm nhìn gà của anh Da ga thật ra tóm lại chỉ có hai và trong con gà nó chỉ là một hai diều đó hợp lại còn một là con gà văn và võ mà Phạm công đã đưa lên đầu và khi một đó nghiêng về văn nhiều là con gà văn pha và con gà võ pha. Phạm công đã đưa vào phép xem hình thể để nhận xét một con gà (tôi không muốn dùng chữ đoán) để cân nhắc khi chọn gà, cáp gà và nay chúng ta những người hậu sinh có thể thêm vào gây giống gà nhằm tạo những con gà nòi hoàn hảo và sẽ tiếp tục cải tiến và biến đổi không ngừng.
MaiBonBenTre đã viết : |
Đọc tới tới muốn nuôi gà đòn luôn,nhưng ngặt cái là gà đòn ăn hao ..lúa qua chời. Từ từ học xong ngề của anh SV,MB se tuyển vài em làm vốn,nuôi cho bằng anh bằng em,chứ giờ mấy chục con gà cựa lứa lứa canh mệt ngỉ. |
Anh hgoi xưa cũng hỏi sư kê Mỹ làm sao dòm gà biết gà hay ông ta cười nói hay hay không thường ở bên trong con gà, còn con gà liền lạc, cánh dài ngực nở lông lá tốt là gà tốt; còn một điều nữa ông ta chỉ là …coi hình mấy con vô địch nhiều nhiều là tự nhiên một ngày nào đó thấy gà tốt biết liền. Đó bí quyết coi gà đó
MBBT ăn bớt đi là gà có lúa ăn
Vì tuy cũng là gà nhưng Phạm Công viết cuốn sách này coi như chẳng có ý gì cho gà cựa, ai muốn dùng thì dùng thôi. Cuốn sách này không những là bí kíp tuyệt học của môn đá gà đòn mà lối viết và trình bày có tính cách giáo khoa. Từ khởi đầu văn võ chia ra theo phép xem vảy xem lông, rồi ngũ hành, ngũ thể phối hợp, tương sinh tương khắc, tương hòa trong một con gà, rồi giữa hai con gà những hình thể thế đánh đó khắc chế nhau thế nào. Rồi phép chọn một con gà hay, từ ngón chân, bắp đùi, quản, lông cánh, mắt, vảy .. nhất nhất đều ăn khớp thành một hệ thống cao hơn đế mức độ ăn khớp của những phép này gọi là cách của một con gà hay, tại sao hợp cách mới là tốt còn hay chưa chắc cho đã thèm lấy. Lại còn căn dặn cách cáp gà.
Cái nguyên lý ngũ hành trong con gà không những hợp thế đánh, bộ pháp công thủ của một con gà với thân hình của nó mà còn hợp với bốn mùa. Tại sao mùa xuân hợp gà gân, di chuyển nhanh nhẹn của gà mộc, mùa hạ, hợp với lối vũ bão bay cao đánh nhanh của gà hỏa, mùa thu hợp với thế đánh khoan hòa, thân hình dầy đầy chịu đòn của gà kim, mùa đông hợp với con gà tròn nặng chui luồn của con gà Thủy tấn công nhằm những điểm thấp.
Đọc toàn bộ và hiểu cái công trình soạn cuốn kê kinh muôn đời này, mới thấy cái vô lý của mình khi nhặt ra một điểm, một câu rồi phán …gà hay thì thật như gỡ một con ốc xe ra xem rồi nói xe tốt. Cho là hay rồi thì sao? Có khi đem cho chẳng màng nếu không hợp cách, cho là hợp cách, cho dù gà hay đi chăng nữa, nếu mà không mở mắt nhìn gà đối thủ có khi nó cũng hợp cách mà cách nó lại thuộc hàng trên gà mình thì lúc đó
Tùy cơ ứng biến rất xinh,
Ăn vì dày trí, phải gìn lời khuyên.
Hoài chi tấm bạc đồng tiền,
Trông gặp thì đá thua phiền đặng sao !
Tại mình coi chẳng hay suy,
Có thua rồi trách, trách thì dở hay.
Biết coi, có con gà hay trong tay rồi mà đá gà không biết suy cho chín thì có thua cũng đừng trách con gà dở hay mà tự trách mình.
Chính vì vậy những câu nói như gà tôi có đại giáp, chéo tay trói mà sao đá dở, đá thua, người kia nói tôi có gà đại giáp hay lắm chứ, rồi người thứ ba nói “tùy” đến đó thường chấm dứt cuộc tranh cãi trong một câu nhặt ra đâu đó trong một cuốn kê kinh.
Lần này tôi giới thiệu với các bạn một con gà được lai tạo bởi sư kê Hùng Nguyễn. Có một điều riêng về gà đòn tuy anh ít nói đến, anh HN cũng cầm trong tay những con gà vượt trôi, một phần từ giòng gà của một người bạn thân Sư kê H. và một phần do tự anh gây giống. Những năm gần đây gà anh HN thắng rất nhiều trận chiến lừng lẫy và đã được nể phục trong giới gà đòn quốc tế và VN ở bang Texas và những bang khác. Anh đã có vài con gà xứng đáng vào phủ khai vương.
Tôi nhân đây mượn hình ảnh của một con gà tơ do anh HN tạo giống vừa trình làng, đây là hình ảnh một mẫu gà lai tạo rất tài tình, một phần do kiến thức sâu rộng về từng giống gà, một phần do năng khiếu, tôi tin những con gà này sẽ tiếp tục nối dõi cha anh làm mưa làm gió trên những trường gà quốc tế ở Hoa Kỳ, tôi mong sau này sẽ có anh HN chung góp trong việc hình thành và phát triển của Làng gà nòi tơi mơ có được ở VN. Con gà này là gà nòi lai Thái anh pha nòi nhưng hình thể lẫn xương cốt chắc chắn mà không mất cái thế đánh cũng như sự nhanh nhẹn của con gà Thái. Đây là con gà văn, cánh thiệt đôi vai (vai so), đuôi túm mạnh, đùi dài quản ngắn (phân ba) vảy nhỏ, bóng, trong (ba hàng lỡ) Các bạn xem đoán thử lai bao nhiêu phần nòi và nặng bao nhiêu.
Thêm thông tin con này pha cận huyết, cái thú của cản gà chính ở chỗ không phải 1+1 = 2, khi pha hai giòng máu nhiều khi có những chuyển biến gọi là hợp máu. Phần còn lại là giữ giống và và tạo gà bổn, trong khi tiếp tục thử nghiệm pha để hoàn chỉnh và đi xa hơn.
Sở dĩ tôi nói khó đoán là khó đoán đúng cả hai nhất là đoán ký. Con gà này anh thang thang đoán đúng có 25% nòi thôi, nhưng thường đoán đúng ít nòi thì đoán sai ký, và ngược lại, con này hơn 4,5kg anh đoán gần nhất sai nửa ký xa nhất 1kg5. Con gà này rất nặng, tuy hơi béo nhưng ra trường theo anh HN sẽ giảm còn khoảng 4,2kg Con gà này cận huyết bố là gà Thái giòng của SKê H. anh HN đem đi chinh chiến và gây giống mới anh dự định sẽ trả lại cho chủ nhân cũ để tạo giống, sau khi chứng tỏ khả năng con gà. Con gà gốc này cản mái nòi ra mái con 50/50 và nó tiếp tục cản mái con ra con điều chân trắng này.
Gà gốc có 3.4 kg, nhưng có lẽ vì hai giòng khác biệt và anh HN nuôi theo đúng dinh dưỡng nên đến F2 mà con vượt trôi lên. Cũng như khi người ta pha những gòng gà thịt đặc biệt con to vượt trội hơn cả hai giòng chính.
Con gà Thái gốc này khi ra sới nhiều người tuyên bố hai hồ gãy cổ vì cái cổ nhìn ẻo lả của nó. Trong đó có hai con nòi cổ to đã thắng 3* bị bại dưới tay nó khá dễ dàng. Đây là con gà văn rất thao lược, dùng bộ pháp xoay và kèo đè (trụ dập, quanh) đá móng và đầu cựa vào yếm trước, hang cua và dây chằng sau, đá vận tốc. Con gà con (cũng là cháu) cũng có dáng của con gà văn giống bố. Mã kim nhỏ dài, cựa kim đóng sát thới, hai vai so, vảy nhỏ, mình dài
Mã kim nhỏ nhẻ không to,
Lông ngời cho ướt thiệt đồ thuần văn
Ðường đất cho nhỏ, vảy mà cho trơn.
Ngón dài thắt nhỏ thời hơn,
Cựa kim đóng thấp ấy chơn văn thuần.
Mỏ xuôi, mình phụng, mồng dâu, mình dài.
Hai vai cánh thiệt hai vai,
Vì vậy cản gà cận huyết mà chọn nuôi nấng cẩn thận thì cho dù cận vài đời đến chục đời con vẫn có thể mạnh mẽ như thường (Họ đã dùng thử nghiệm cận huyết 20 đời mà không hề thoái hóa).
Đây là con gà cùng đàn còn khủng hơn 4.6 Kg. Dù 4.6 kg vẫn giữ đặc tính của con gà Văn, anh HN lập dàn cho đậu để giảm béo hợp với đặc tính năng động và để giữ vận tốc của nó.
Lần này nói về cận huyết và sự khỏe mạnh và vóc dáng có thể đạt của gà con, lần tới sẽ nói về gà giòng pha trùng huyết của anh HN lập chiến công, để nói lên một điều cho những người nào còn nghi ngại cận trùng huyết ra gà chạy.
Cản cận huyết hay trùng huyết theo chiều dọc để khóa giòng gà trống gốc (bố con, ông cháu). để khóa giòng gà mái gốc (mẹ con bà cháu…), theo chiều ngang trùng huyết (anh, chị em) để lọc và làm rặt giòng được lọc, theo chiều ngang cận huyết (anh chị em họ) để châm máu mới tạo gà đi đá hoặc tạo giòng mới mà không đi quá xa ra ngoài giòng chính của con gà bổn đang tạo hoắc đã tạo xong. Cản cận huyết theo chiều dọc (Chú, dì, bác, cháu) để tạo hai giòng tương đương đi song song nhau, nếu cần phối hợp lại để vừa châm máu mới vào giòng gà mà vẫn có đa số thế đánh chung. Nhiều người phối hợp tất cả những cách trên qua từng giai đoạn để tạo ra phương cách lọc lựa, gây giống gà theo lối của họ. Tất cả điều trên là nguyên tắc căn bản, tùy tính cách của con gà trống gốc và tùy mục đích những phương pháp trên có thể được sửa đổi hoặc chuyển lối cho phù hợp với những biến chuyển và thành quả trong suốt thời gian cản gà.
Khóa gen để tạo giòng theo một con gà hay, anh chưa có gà hay thì anh không khóa làm gì. Anh chỉ mới phối giống hai con gà với nhau, ra con anh không biết hay hay dở. Anh nói khóa gien anh cần biết anh muốn cái gì ở con gà anh sắp cản và gien đó ở gà cha hay gà mẹ. Anh không thể vừa phối giống (mở gien) vừa cận huyết một lần. Vì thế anh cứ cản khi nào ra gà hay tính sau. Nếu anh cận huyết mẹ con là anh khóa gien gà mẹ, cận huyết bố con là anh khoá gien gà bố có nghĩa anh càng cản gà anh càng giống bố hay mẹ, không thể dậm chân tại chỗ trừ phi ra gà con quá hay anh có thể thử phương pháp Boyle cản anh em để khóa gien, không bảo đảm thành công, nhưng nếu thành công được hai đời anh coi như khóa đuợc gien con anh em đó. Còn anh muốn nó đá lông giống bố cản bố con khóa giống bố, tiếp tục ông cháu càng ngày càng nhiều con giống con gà gốc hơn nữa.
Anh chưa đọc kỹ những câu hỏi và vấn đề tôi đặt ra để tôi có thể trả lời câu hỏi của anh. Anh cứ nói con gà hay hơn cha, gà hay hơn cha một chút. Con gà có nhiều cách để hay, hay vì nó cánh dài bay cao hơn cha, hay vì nó đâm sâu chân hơn cha, hay hay vì nó nạp nhanh hơn cha, cũng có thể nó hay vì nó nạp thẳng rất hay, khi cha nó chỉ canh nạp …
Anh cần biết anh muốn cái gì ở con gà con và cái đó nằm ở đâu trong hai con bố và mẹ. Rồi khi cản ra anh mới biết anh thành công hay không hoặc thành công tới đâu và buớc tiếp là làm gì. Còn ví dụ hay, hay hay hơn một chút thì tôi không trả lời đuợc.
Ông già Mỹ tôi biết hồi còn ở tiểu bang Washington, ông ta có dùng lối cản gà chiến sau khi làm rặt này cũng khá hay.
Sau khi làm rặt tạo được 2,3 con mái bổn, trong khi dùng trống hoặc làm rặt xa hơn, ông ta bắt đầu tạo gà chiến bằng cách tìm mua những con trống thật hay về cản với mái bổn.
Ví dụ ông có 3 mái bổn MA, MB, MC, ông mua được hai trống TA, TB ông sẽ cản TA+ MA, TB+ MB hay MC cùng lúc. Tỉ dụ trống TB + MB ra con đá tốt nhất đám, thì ông sẽ dùng trống TB thả chung bày với cả ba mái bổn để tạo chiến kê đem bán, những con trống khác ông bán lại. Cuối mùa con chiến kê hay nhất sẽ được dùng để cản với mái bổn đời rặt kế tiếp coi như để châm máu mới, còn những gà mái còn lại thịt hoặc bán hết. Ông sẽ tiếp tục mua trống ngoài cản vào mái bổn cũ, và con trống TB ông lựa ban đầu cản với giòng mái bổn mới làm cận huyết trống. Trại ông ta lúc nào cũng có rất chiến kê đá tốt và đều trong khi đó giòng giống được cải thiện luôn luôn. Đây là một điểm lợi nữa trong việc cản gà cận huyết.
Phương pháp này là phương pháp cải biên phương pháp out and out của Kelso
Tỉ dụ TB+MB sẽ cho ra những con gà đá hay gọi là X. Ông ta sẽ cho TB+MA, TB+MC luôn đây là những con gà đá có những đặc điểm tương tư. như X vì cả ba con đều là mái bổn, có thể gọi là X. Ông ta chọn con gà hay nhất trong đám X cho cản tiếp với gà mẹ MA, MB, MC, hoặc cho cản với dòng rặt gốc con của ba con mái trên, ví dụ MA là mái bổn đời F5 của dòng gà thì ông ta dùng con X hay đó cản mái bổn đời F6 ra con gọi là Xa. Xa sẽ mang nặng đặc điểm của giòng bổn ban đầu và thêm một số ưu điểm của TB; như vậy coi như Xa là giòng bổn cải biên. Đồng thời khi ông dùng TB cản với Xa coi như ông ta khóa gien TB và gien trội phối hợp của hai giòng, đúng là coi như tạo giòng mới nhưng không xa giòng cũ và rất dễ phối hợp lại bất cứ lúc nào để lập lại sự phối hợp đã thành công mà không sợ lạc dòng. Tùy theo con của TB và Xa đá ra sao ông ta có thể cản ngược lại mái, cản lại qua X hay tiếp tục TB+Xa. Ông ta cross như anh nói để tạo ra gà đem đá mà số con hay ra rất đều.
Nhân đây có người nói với tôi anh ta thử cản gà anh em và ra gà chạy. Anh ta nói cả trống và mái đều là tông dòng. Câu trả lời là đúng và không đúng. Tôi có dịp sẽ viết và vấn đề này
ganoiks-st đã viết : |
Chào anh sư vương! Nếu không còn gà bố mẹ mà chỉ còn gà F1 của chúng thì có thể tạo con thuần giống cha hoặc giống mẹ được không anh! Thanhs anh trước. |
Nếu chỉ nói đến danh từ làm thuần thì nguời chỉ làm thuần những gì có thôi. Vì vậy câu trả lời là không. Tuy vậy nói đến mục đích của làm thuần là lọc lựa những gì mình muốn và loại bỏ những gì mình không muốn thì câu trả lời là còn tùy vào con F1 có mang đặc tính con gà gốc bố hoặc mẹ mà mình muốn giữ khi làm thuần không? Nếu có thì câu trả lời là có thể và cơ hội thành công tùy thuộc vào những yếu tố sau:
1) Mức độ trội của gien mang đặc tính mà mình muốn giữ đó. Muốn biết đuợc anh nhìn vào đàn F1 coi có bao nhiêu con có mang những đặc tính đó. Càng nhiều cơ hội anh càng cao.
2) Anh có thể làm tăng cơ hội thành công bằng cách dùng trống mang nhiều đặc tính đó nhất và tìm những con mái có liên hệ họ hàng với con trống đó mua về cản, hoặc tìm mua trống liên hệ với F1 có mang đặc tính của con trống gốc về cản với mái F1. Cơ hội càng cao nếu gà liên hệ với F1 tìm đuợc để cản gần và mang nhiều đặc tính mình muốn giữ (anh em bà con là tốt nhất không những giữ đuợc đặc tính mà con có cơ hội vượt trội).
3) Và sau cùng anh cũng có thể thử cản trùng huyết anh em của F1. Với phương pháp này nếu thành công anh sẽ có gà hay và làm thuần rất dễ dàng sau đó. Tuy vậy mức độ thành công của anh thấp và khi thất bại anh thường phải bỏ cả đàn, không chơi đỡ được như F2 trong khi cản cận huyết chiều dọc. Khi cản trùng huyết anh em thất bại khi đặc tính chung bị thất bại; khi cản trùng huyết anh em rất nhiều gien lặn sẽ trồi lên trong đàn gà trong đó có cả gene nhát cựa, đứt hơi, nhát đòn trong quá khứ của dòng gà nọc bố hay mẹ, nếu nó nằm trong gene tổng hợp phải bỏ đàn gà, nếu nằm trong trong gene riêng rẽ phải lọai bỏ bằng cách giết hoặc cản cận huyết chiều dọc khử dần (không nên khử bằng cận huyết anh em vì như vậy có thể vô tình mình làm thuần luôn cái tính xấu đó. Vì cái đặc tính lập lại và hiện ra của cản cận huyết anh em, một số sư kê dùng phương pháp cản này để thử dòng gà. Phương pháp này càng dễ và mau thành công khi gà nọc bố hay mẹ càng thuần. Hơi khó áp dụng cho những con gà mang nhiều dòng máu không có gene nào trội hẳn.
Anh Mega2
Tôi không rõ cách cản gà outbred của một số sư kê Peru như anh nói, nhưng như trong bài viết về giòng gà Kelso họ có nói sơ về cách cản out and out của ông Kelso; in or out chỉ là danh từ chỉ phuơng pháp nào đó thôi, nguyên tắc vẫn vậy. Để tạo giòng gà cận hay trùng huyết, để tạo những con gà hay phối giống. Những phương pháp sau này đều dựa theo hai nguyên tắc đó cho dù in hay out. Nếu chưa in thì phải in cho có gà rặt rồi mới out, in rồi nếu không out thì nằm một chỗ không tiến.
Breedout của ông Kelso tuy khác với những sư kê khác là không cố giữ giòng gà mình có cho rặt rồi pha chút máu mới để giữ gà khỏe mạnh, căn bản vẫn là pha ra với những con gà rặt hay gần rặt, tuy phuơng pháp pha ra của ông gần giống như những sư kê VN, nhưng kết quả lại nắm vững và dễ kiểm soát hơn vì ông sử dụng những con gà rặt hay gần rặt để pha ra (outbred) từ từ. Từ xưa VN vẫn pha cận hay trùng huyết gà thịt, nói ngay là không chú trọng lắm trong sự pha giống gà thịt, chọn con to nhất trong bay nuôi cho cản trùng hay không không chú ý, khi đến gà đá thì cũng vậy, chọn con hay nhất nhưng tránh trùng huyết vì sợ ra gà chạy, hoặc nếu có cũng không có tính cách khoa học, tính toán châm máu mới mà chỉ cản để ra gà giống hay chỉ vì bất đặc dĩ hay tình cờ nên không có đuờng huớng lâu dài. In hay Out quan trọng là nắm vững nguyên tắc, chọn gà khéo léo để cho ra những con chiến kê căn bản vẫn là gà pha dựa theo những con gà rặt.
Hầu hết các sư kê đều tìm cách giữ dòng gà mình cho rặt. Kelso thì không vậy, ông viết:” Ngay sau khi cầm dòng gà của ông Madigine, tôi bắt đầu châm máu mới vào gà mái của ông Madigine”. Ông Kelso mua những con ga` giống của những sư kê chuyên gia tạo dòng ngay sau khi ông thấy nó đá, ông chú trọng đến con gà đá ra sao hơn là dòng đó tên gì. Ông sẽ dùng con gà mua đó cản với một con gà mái cùng bầy với con gà trống nào đá hay nhất của ông ta. Nếu thành công ông ta dùng con trống đó cản tiếp với những con mái khác cùng bầy.
**Ông này chắc có máu sư kê Việt** ..
Đại đa số chuồng gà ông này cản ra gà không có giá trị gì và gà trống bị đem vứt bỏ. Vứt bao nhiêu thì vứt, đó là phuơng pháp cản gà Out and Out của Kelso, và nó cũng là nền tảng của những con gà Kelso out and out chiến thắng ngòai trường cho đến ngày hôm nay. Gọi là Out and Out vì gà Kelso đuợc bấm lỗ ở màng ngón nọai con gà. Gà Kelso thuờng là ô ớt hay điều mật, chân vàng hoặc trắng. Mòng dâu nhỏ hoặc mòng lá
Cái hay của lối breed out của ông Kelso là lúc nào gà ông cũng có lối đá cập nhật nhất. Cái dở là tuy dùng gà khá rặt hay rặt nhưng phải bỏ nhiều gà vì khi hai con gà rặt hay gần rặt pha với nhau ra con bất thường nếu những con đó không liên hệ xa, vì vậy phải chọn gà pha với nhau rất cẩn thận, hoặc cản rất nhiều, thêm nữa nếu không có gà nhà hay thì phải đi mua gà giống hay (tốn tiền); tuy vậy ông Kelso rất giàu nên mua gà giống với ông cũng như nuôi nhiều không khó lắm (trừ mua gà của Boles); ông Kelso đã từng ký chi phiếu trống cho ông Boles để mua mấy con gà và yêu cầu ông Boles chỉ cách gây giống cũng như chọn gà để gây giống nhưng ông Boles từ chối.
Vì vậy tôi vẫn nghĩ điểm quan trọng vẫn là tạo giòng gà rặt có đặc tính riêng rồi sau đó breed in or out ra sao tùy hoàn cảnh và giòng gà để thích nghi. Một nguời thì số gà, chỗ, tiền bạc, số gà hay khác nhau để làm rặt bị giới hạn, nhiều người cản gà dựa trên và thấu hiểu nguyên tắc thì mức độ thành công sẽ mau và nhiều gấp bội.
Anh Mega2
Thông thuờng người ta hay nói đến thoái hóa cận huyết hay trùng huyết thì thì đúng hơn, trong bài trên người ta đề cập đến thoái hoá ngoại huyết hay đúng hơn là thoái hóa phân dòng. Thoái hóa phân giòng là sự thoái hóa của dòng gà khi cản với những giống mới một hay nhiều lần.
Trong bài họ bàn đến những con gà khởi đầu là những con gà tạo bởi trùng huyết để thành giống gà và thiên nhiên gạn lọc và đôi khi có giòng mới châm vào để giữ cho nòi giống khỏe mạnh và thích hợp nhưng đại đa số thú thiên nhiên đều rặt và trùng huyết. Khi có hai giòng gà khác nhau hợp lại ngoài những đặc tính cộng chung sẽ có những đặc tính mới và đôi khi chính vì vậy thiên nhiên cần gạn lọc lại.
Họ nói về thoái hóa thể hình một giống gà to cản với một giống gà nhỏ sẽ ra con trung bình, nhỏ to, đôi khi ra gà to hơn giống to, đôi khi ra gà nhỏ hơn giống nhỏ nhưng về lâu dài nếu cứ phối giống như vậy gà từ từ sẽ trung bình phần lợi về giống gà nhỏ, giống gà to thoái hóa hay giòng gà to thành gà trung bình hay nói cách khác bị nhỏ đi, trừ phi nó cản với giòng khác to hơn. Về thoái hóa phẩm chất, khi hai giòng gà pha với nhau, ví dụ hai giòng đá mu lưng (họ thí dụ gà bay cao dàn nạp và giòng đá lông vì họ chơi gà dao), pha với nhau sẽ có một số con đá mu lưng giống cha, một số giống mẹ, có nghĩa là số con đá mu lưng hay hơn sẽ giảm đi so với giòng rặt của nó (ví dụ dòng cha) và số con đá mu lưng dở hơn cũng giảm đi so với giòng gà mẹ (dĩ nhiên có thể có một vài con dở tệ, và một vài con đá mu lưng vuợt bực.), cho dù mình lấy con đá mu lưng vuợt bực đó (nếu là trống dễ biết, mái thì khó) cản với một giống đá mu lưng khác nữa, ra con ít có hi vọng có con giống cha mà đa số đá mu lưng trong khoảng giữa giòng gà vừa pha và giòng gà mới. Trong trường hợp pha giòng đá mu lưng và giòng đá hầu nhiều khi hủy hoại hết, ra con đá hầu không bằng cha, đá mu lưng không bằng mẹ hay ôm đấm mà xương lông dài nhanh giống bố mà con đá sỏ thì xương to chậm chạp giống mẹ. Cả hai trường hợp thoái hóa ngoại huyết trên có thể không thấy ngay, có thể lần pha đầu ra nhiều con đá mu lưng hay hay vuợt bực, hoặc đá sỏ đá mu lưng đều hay (rất hiếm), nhưng sau đó nếu cầm con gà hay đó pha tiếp thì nó sẽ thoái hóa. Nói cách khác đi đêm có ngày gặp ma và mất luôn giòng ban đầu. Hai truờng hợp trên mình thuờng cho là hai con không hợp và đa số là ai cản gà pha đều trải qua hai truờng hợp trên, vài thế hệ gà tụt hoặc cản hai chiến kê ra con đá không đủ khả năng thắng cả mấy bầy.
Ông Ray Boles (em của danh sư Bobby Boles), cho biết đó là vì sao cản cận huyết hay trùng huyết rất quan trọng, có vậy mới giữ dòng gà mình rặt, có vậy mới lọc ra đuợc những gene xấu trong dòng gà bằng cách giết hết những con dị tật, yếu đuối ( phương pháp culling) và tạo môi trường thích hợp khác nhau cho giòng gà mình thích ứng. Dĩ nhiên vẫn phải thỉnh thoảng châm máu mới, đây là lúc giòng gà của chúng tôi loãng ra, tôi chỉ pha một lần nếu con không có hi vọng gì có đặc tính của dòng pha thì tôi ngưng ngay, kiếm giòng khác, nhất chín nhì bù không pha loãng ra mãi.
Cản gà khó khăn thoái hóa cận huyết (khó khăn lúc đầu) thoái hóa phân giòng, gà hay, gà dở, gà hợp gà không chọn đúng gà … trải nhiều khó khăn, mới biết cản gà là khó biết bao gian nan; chưa kể mình tiến, nguời cũng tiến; sư kê còn vậy huống hồ thân gà đá.
Phương pháp này được dùng nhiều nhất
Chọn 1 con trống (con của mái gốc) có đặc điển của giống mẹ rồi cản với mái mẹ. tiếp tục lấy cháu cản với bà ( mái gôc ) …
Anh cũng có thể thử phương pháp này sau khi dùng con cản với mẹ ra con anh thử cản anh em một lứa nếu ra con thành công thì anh không cần cản tiếp tục xa hơn nữa anh chỉ cần tiếp tục cản anh em mỗi lứa sau. Nếu thất bại thì không cần thử anh em nữa.
Một cách thứ ba cũng có thể dùng cách thứ ba này khóa gien chậm hơn nhưng nhưng gà trống con có thể dùng đem đá dài dài.
– Anh dùng mái gốc cản với hai trống, ra con anh chọn con nào đá tốt nhất cho cản với mái con của con kia.
Nếu có điều kiện anh có thể thử tất cả phương pháp trên trong một năm.
Nếu anh cản gà đòn dùng phương pháp cản anh em sẽ có ra rất nhiều gà con xấu (ốm yếu) tuy vậy với nuôi nấng và dinh dưỡng cẩn thận khi thành công những con gà mái (cả trống) sẽ là những máy in chiến kê.
Trích dẫn: |
Như thế này thì có nghĩa em có một con trống gốc, em cản ra f1 với hai mái, cho con của 2 mái cản với nhau cũng ok đúng k ạ, nhưng khi con của chúng cản với nhau đến đời sau em phải cản sao đây???? |
Lấy con trống đá đúng ý cản với mái nhánh kia.
Thường người ta cản kiểu này để giữ gà đỡ lạc dòng và dễ phát triển dòng mới về sau. (Một số gà VN “vô tình” cận huyết kiểu này, dùng một trống cản nhiều mái, cho bạn mượn trống, bán trống, bán trống anh em …) Vì vậy VN nhiều khi nói mái gốc nhưng cái gien truyền vòng vòng và làm mạnh là trong con trống, cũng chính vì vậy mà tay cầm “mái bổn” mà chức vô địch và thế đánh đi vòng vòng trong tay nhiều người khác nhau, gà nhiều khi một đời mái bổn chết là đi tướt vì bổn mà không bổn.
Phương pháp như sau :
Một trống hai mái ra con lấy trống cản xuống con của hai dòng tiếp tục đồng huyết trống cho đến khi rặt, trong lúc cản xuống vậy bất cứ khi nào cảm thấy gà bị yếu nhiều quá có thể chọn con trống hay bên này cản mái nhánh kia để châm máu mới, hoặc muốn có gà đem đá cũng làm vậy. Nhưng càng về sau những con gà đem đá này không nên bán vì nó khá rặt có thể dùng làm gà nọc. Thua thắng gì cũng đem về nếu không muốn dòng gà lọt ra ngoài.
ga_blao đã viết : |
su vuong đã viết : |
Không hẳn vậy anh gà Blao. Gà trống có thể truyền cho gà trống con nhưng không truyền cho gà mái con…. |
Điều này có nghĩa là nếu cận huyết theo nhánh mái (mẹ con, bà cháu) thì khả năng lặp lại mitochondrial gene là rất cao, khả năng thành công thấp… và có phải đây cũng là lí do tại sao nhiều người tại việt nam chưa đủ điều kiện làm theo cách này !?
|
Điều này không quan trọng lắm, điều quan trọng là gene mình muốn giữ nếu nằm ở con mái có truyền qua cho gà con hay không mà thôi, mục đích của cản cận huyết là vậy còn vấn đề rủi ro phải chấp nhận và loại bỏ.
Chính vì vậy khi cản gà pha giống và làm rặt tùy theo từng giao đoạn và truờng hợp mà cản cận huyết trống, mái hay anh em.
Cản gà tùy theo ý thích và đam mê mà thôi còn điều kiện thì tôi thấy chẳng có gì khó lắm, một cặp gà cũng được mà trăm, ngàn cặp gà cũng được. Tôi thấy rất nhiều nguời cản cả mấy trăm con gà theo lối cũ ra con cũng chẳng có mấy con đá được, mùa khá mùa dở, mùa nào gà cũng không đều ra gà bán đắt bán rẻ, nguời mua con trước đá được, con sau đá tệ không biết đuờng nào mà lần.
Nếu không thích cản cho có dòng gà riêng của mình, nếu không thích cản gà ra con đá đồng đều, mà chỉ muốn cản gà cho mỗi mùa có vài con đá chơi thì cản theo lối cũ cũng tốt có gà tốt thì đá không thì đi mua. Còn nếu không chẳng ai ép buộc mình khi cả cận huyết không được cản theo lối cũ nữa. Sự thật tất cả những phương pháp cận huyết đều bắt đầu bằng hai con gà khác nhau và được tiếp tục cận huyết vì kết quả của sự phối hợp hai con gà đó khả quan.
Cản cận huyết là làm rặt những khả năng riêng của những con gà hay để có thể truyền lại nhiều đời sau và cũng để dễ dàng pha trộn tạo những giòng gà mới hay hơn. Vạn sự khởi đầu nan. Con gà VN có nhiều giòng máu pha trộn khác nhau và không có đặc điểm nào trội hẳn trong máu vì vậy làm rặt khó khăn hơn. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu từ bây giờ, nhiều nguời khi cản gà để dành một cặp cho cản một lứa theo cận huyết để tạo dòng gà riêng cho mình, chỉ một lứa thôi thì cho dù thành công hay thất bại trong vòng nhiều năm, những con gà trong không nhiều thì ít cũng rặt hơn nhiều. Một nguời cản, muời nguời cản, trăm, ngàn nguời cản những con gà đó có thể phối hợp với nhau đễ dàng hơn và tạo điều kiện cho nhau cùng tiến, đâu nhất thiết phải một người làm tất cả. Có phương pháp, có sơ đồ, nghiên cứu học hỏi tường tận một chút và bắt tay vào công việc từ bây giờ. Lịch sử những giòng gà thế giới đều bắt đầu như vậy.
Anh gà blao
Tôi không nghĩ các sư kê xưa giấu nghề vì phương pháp có thể giấu nhưng kết quả của cản cận huyết có phương pháp rất dễ thấy. Đa số thường vì quan niệm cản cận huyết ra gà chạy nên không thử và có thử thường không thấy được đường dài trong khi đó trước mắt thì có thể thấy gà yếu và chạy mà không có kiến thức xa hơn về châm máu mới và di truyền nên không khắc phục được đành bỏ qua. Nhìn đường dài và học hỏi áp dụng những phương pháp cận huyết khác nhau mới là khó còn trùng huyết thì thấy trong gà tam hoàng, gà công nghiệp cả đống. Ai muốn giấu hay nói giấu thì nói, có điều nếu học ở những người đi trước mà học người này chỗ này chỗ kia góp nhặt lại làm của mình những sư kê như vậy không thiếu, ngay cả ngoài đời khi làm việc cũng nhiều, nhưng đa số vì không tự học chỉ góp nhặt nên những gì họ viết thường có những lỗ hổng và họ thường viết quá viê’t thêm, đâm ra sai. Nó làm hoang mang những người đi sau bằng những tin tức sai lạc từ nguồn gốc con gà đến phương pháp có lẫn không có áp dụng trong việc thành hình con gà mình. Dấu nghề thì ít giấu dốt thì nhiều.
Một số không thích thay đổi hoặc vì quan niệm chơi khác, hoặc vì sĩ diện một mặt học hỏi, một mặt đả kích gây khó khăn cho sự việc phát triển giống gà mới và phương pháp mới, không muốn thấy thú chơi cũ của mình bị mất sự chú ý hoặc ngôi vị, không biết tôn trọng sự khác biệt và ý thích cũng như suy nghĩ khác biệt với mình. Đối với những vấn đề như vậy, thái độ nên thay đổi hoặc luật đào thải sẽ đẩy ra.
Còn về phương pháp cản cận huyết và phối hợp không phải một sớm một chiều, một sư kê có thể tìm ra và có phương pháp khắc phục trở ngại. Những sư kê ngoại quốc cũng đã tốn nhiều thế hệ, nhiều thời gian cùng với tiến bộ khoa học khiến họ đã mở rộng thêm những kiến thức về di truyền làm họ tiến xa hơn. Chúng ta may mắn đã sống ở thời thông tin dễ dàng và những sư kê cùng với những người đi trước đầu óc cởi mở hơn đã sẵn sàng truyền bá kiến thức của họ để chúng ta áp dụng, học hỏi và lựa chọn.
Tôi nghĩ tất cả chúng ta khi ngồi vào thảo luận vấn đề tạo giòng và cải tiến, ngay cả khi thực hành chúng ta nên cố gắng thực hiện ở đây với những tinh thần sau:
– Nguyên tắc là dùng cận huyết và phối giống. Nếu không nghĩ muốn tìm hiểu và chia xẻ và cũng không muốn áp dụng vấn đề này thì không nên tham dự gây tranh cãi lôi thôi
– Thảo luận để giúp nhau tìm ra giải pháp và khắc phục trở ngại. Không phải để tìm ai sai ai đúng. Một vấn đề không phải chỉ có một giải pháp và cũng không phải luôn luôn có giải pháp, cũng không phải những giải pháp này đúng, có nghĩa giải pháp kia sai.- Khi gây giống tạo giòng chúng ta nên ghi chép cẩn thận và trung thực phương pháp và sự thành hình dòng gà của mình. Nếu có thể ghi lý do của sự lựa chọn, những trở ngại và giải pháp giải quyết của mình.
Những người cản hay mua bán gà cũng nên giúp mọi người một tay, cố gắng ghi gia phả hay tìm hiểu gia phả con gà mình bán càng trung thực và càng nhiều càng tốt. Ví dụ 75% nòi miền trung, 25% Thái. Hoặc 75% nòi Trung 12% gà bắc, 12.5 gà Thái … Hoặc 25% gà Cao Lãnh-75% Kelso, hay gà cựa Viet pha Hatch cũng được, nếu chỉ ghi 50% gà Mỹ thì cũng khó theo rõi.. Cũng có thể 100% nòi Trung, 100% cựa Cao Lãnh.
Với đà pha trộn để tạo ưu thế lai con gà VN đòn lẫn cựa sẽ thay đổi rất mau; thay đổi tốt hay xấu về lâu về dài sẽ tùy thuộc rất nhiều vào phương pháp áp dụng và những giống gà tạo thành giòng gà đi sau. Nếu chúng ta để lại những tin tức sai lạc hay không ghi chép chúng ta chỉ trở ngại chính con em chúng ta và những người đi sau. Không ai giữ ngôi vị độc tôn lâu dài, hãy trao phương tiện và vũ khí cho những người đi sau. Trì trệ bước tiến của họ cũng chẳng làm người đi trước giữ được ngôi vị và sự chú ý lâu hơn. Ngôi vị trên cao khó ai giữ mãi, nhưng nếu để trì trệ thì vị thế lẹt đẹt theo sau đối với quốc tế sẽ còn lâu lắm. Hoặc giả nếu pha trộn bừa bãi thì nếu ở ngôi vị cao, một sớm một chiều sẽ tụt hạng vì chúng ta đã biết không những thoái hóa đồng huyết còn có thoái hóa ngoại huyết. Vai trò của con gà rặt rất quan trọng vì vậy mới phải cận huyết hoặc giữ gìn, đừng lo nguoi Mỹ, Thái hay Ấn, Nhật giữ rặt con gà họ, họ đã và sẽ làm. Trong lúc tạo giòng gà mới luôn tìm cách giữ rặt gà cũ và làm rặt giòng gà mới. Có những con gà không bao giờ thành hình được lần thứ hai nếu không còn gà gốc rặt.
Anh gà blao, khi thảo luận hỏi cặn kẽ mổ xẻ và đào sâu vào vấn đề là một việc rất nên làm, có như vậy mới khai triển được vấn đề và kiến thức; hỏi để biết và trình bày để góp ý và đưa ra vấn đề thảo luận là những điều chúng ta làm ở đây. Chính vì rất những câu hỏi bất ngờ đã đào sâu kiến thức và khiến chúng ta muốn học thêm, tìm kiếm và chờ đợi câu trả lời.
Vậy là khá đủ, nếu đào sâu từng vấn đề một sẽ có rất nhiều điều để bàn thảo và học hỏi.
– Ví dụ về làm rặt có thể nói về cận huyết trống, mái, anh em. Trong đó có thể nói về di truyền trong việc trùng huyết hay cận huyết, những gien trống truyền cho trống, mái truyền cho trống mái truyền cho mái … Nói về thoái hóa cận huyết (bệnh tật, yếu), khó khăn trong việc làm rặt gà Việt. Ví dụ như gà đòn tôi muốn tìm hiểu về tính chất rặt của giống gà chân xanh mà theo tôi mang nhiều đặc tính gà Việt nhất và tương đối khá rặt. Còn gà cựa có thể theo rõi giống điều, vàng chân vàng, điều lau … Tôi mong những anh chuyên cản gà bán vào đây tham dự, họ có thể giúp ích rất nhiều
dựa theo kinh nghiệm của họ
Đồng thời cũng có thể bàn thêm về những phương pháp phối hợp của cả ba cách trên như phương pháp của ông Kenny. Những áp dụng cản gà trùng huyết anh em để thử gà của người ngoại quốc, tìm ra những khuyết điểm lặn trong giòng gà.
Về phối giống coi như ở giai đoạn hai sau khi làm thuần và giữ rặt những con gà đòn, cựa Việt, hoặc ở giai đoạn cản gà cựa Mỹ với gà Việt, giống nào cản hợp với gà Việt, giống nào không tại sao ? Bàn về cả lý thuyết lẫn thực hành. Cản gà đòn với gà Thái, Brasil …
Sau khi phối giống thì tới giai đoạn nào nên làm rặt giống mới phối để tạo giòng gà riêng, vì nếu cứ tiếp tục thì sẽ bị ngoại huyết hay nghiêng trở về giòng cũ.
Dĩ nhiên sẽ mất nhiều thời gian và sai lầm nhưng bắt đầu và có con đường vạch sẵn, lúc đầu khó khăn, càng lúc sẽ dễ hơn, sai lầm sẽ được sửa đổi và ghi chép. Những ngộ nhận sẽ được xóa bỏ từ từ, trở ngại sẽ được giải quyết bởi số đông và chứng minh qua kinh nghiệm của nhiều người. Một số người vẫn chưa có suy nghĩ đúng về cận huyết cũng như phối giống; khi suy nghĩ đúng rồi chỉ cần kiến thức và bắt tay vào việc sẽ tìm ra con đường đúng để đi. Tôi tin tưởng nếu nhiều người bắt đầu với phương tiện thông tin và tài liệu khá phổ biến. Những con gà VN sẽ có tương lai rõ rệt hơn và nhiều giống gà hay dù có tạo bởi tình cờ khỏi bị mai một.
Anh TK
Cản như vậy coi như là căn bản của cận huyết trống. Chú ý đến hình thể (sức nặng, chiều cao) và thế đánh. Có thể nên cản một trống hai mái, xem khuyết điểm ưu khuyết điểm của con gà gốc mà chọn mái. Ví dụ gà trống ôm đấm mà cao quá hay không đủ nặng thì chọn một trong hai mái to xương và nặng khi ra con chọn con gà to xương cản tiếp. Trong khi đó nhánh bên kia chọn thế đánh. Cản như vậy khi nào muốn cản gà con hai nhánh với nhau sẽ có gà to xương mà thế đánh không bị lạc. Khi cản cận huyết phải loại bỏ những gà yếu hay tật bệnh nếu có, không nên ham giữ nhiều.
Anh DS
Khi cận huyết anh em. Tất cả những gen của bố mẹ truyền cho con (trống và mái) kể cả những gen chỉ truyền từ gà mái cho gà trống mitochondrial gene cũng có thể từ gà trống đó truyền lại cho gà mái con qua cản chị em chị em. Như vậy tất cả những gì (ưu lẫn khuyết điểm sẽ được lập lại), không có nhiều lựa chon trong sư kết hợp. Nếu dòng gà có máu chạy dù là yếu, hay gene bệnh tật, di biến, sẽ được lập lại, thường sẽ biến mất hay thành những gene lặn (lâu lâu hiện lên) vì bị những gene mạnh khác từ máu mới lấn mất. Trong khi đó cản chị em, tất cả sẽ được lập lại và kết hợp một lần (nếu tiếp tục cản anh em cũng có thê lúc nào đó gene lặn trồi lên sẽ được lập lại), nếu kết hợp đó mang nhừng tính xấu lẫn tính tốt gì nó sẽ lập lại, kể cả tính nhát gan. Vì vậy nhiều người cản chị em để thử giòng gà coi có máu chạy đâu đó không. Nếu không có máu chạy, sẽ không cản ra gà chạy. Một yếu nữa để có thể cho ra gà chạy vì cản như vậy cả bệnh tật, cũng sẽ lập lại, như vậy con gà sẽ dễ bị yếu, con gà một khi yếu trong người dễ chạy.
Tuy vậy một khi dòng gà rặt và tin tưởng không còn máu chạy nữa thì họ cản anh chị em là chuyện thường. (trong đồ biểu của ông Kenny có cho phương pháp đồng huyết anh em trong đồ biểu cản gà của ông ta.
Khó biết gà có máu chạy hay không, nhiều khi nó lặn và rất yếu khi nào cản với gà khác nó cũng bị đẩy ra hoặc chỉ nằm ở gà mái thôi, đến khi cản trùng huyết anh em nó mới trồi lên hay có cơ hội hiện ra ở gà trống.
Trên nguyên tắc làm rặt anh em nhanh hơn, tuy vậy khi làm rặt anh em gà con nếu thất bại thấy ngay lần đầu.
Vì vậy trong phương pháp tạo và giữ dòng của Kenny Troiano, ông ta dựa theo Boles cho cản anh em liền sau đó dùng gà con chia làm hai nhánh một theo bố, một theo mẹ để làm rõ gene muốn giữ của bố và mẹ khi cần sẽ cản chéo qua để lấy giòng ban đầu, đồng thời có thể xóa bỏ những gì xấu của mỗi nhánh. Đặc điểm là làm rặt mau chóng, giữ được hai nhánh, có thể cải tiến hay châm máu từng nhánh, từng giai đoạn, từng lứa, nếu thất bại không phải bắt đầu lại, nếu thành công thì vững chãi đi tiếp. Sau mỗi ba đời lại phối chéo lại một lần để giữ giòng. (Đây chỉ là cột sống của một dòng thành công). Có thể châm máu cải tiến làm phần phụ, nếu thành công lấy nhánh phụ làm cột sống mới, giòng mới tương đối dễ dàng.
Anh gà blao,
Anh nghĩ theo tôi có thể đúng mà cũng có thể không đúng.
Đúng là gà VN cản ngoại huyết nhiều nên cận huyết anh em khó thành công, có thể có nhiều gà có máu chạy lẩn quất trong khắp mọi nơi, nhưng nó yếu, hay chỉ truyền cho gà mái nên ít có cơ hội nhảy ra, một khi trùng huyết anh em cơ hội tăng lên gấp bội. Đúng là gà VN không rặt nên không gene nào mạnh hẳn, vì cớ đó, thế đánh, đòn đánh, hình dạng vài đời thì mất, hoặc cũng thế đó nhưng thật ra của con gà khác pha vào vì vậy ra con tuy cũng có thế mu lưng, nhưng 50 của cha, 50 của mẹ nó vẫn không được thành gene mạnh mà có thể bị pha ra. Vì vậy làm rặt trước có nhiều cơ hội thành công hơn.
Tuy vậy tôi thấy chính vì gà VN cản ngoại huyết nhiều vì vậy nên cản cận huyết anh em để lọc và pha một lần coi như để trắc nghiệm và thử tạo giòng gà mới. Những gene xấu có cơ hội nhảy ra, những gene tốt có cơ hội làm rặt cho mạnh. Và dĩ nhiên có những gene đặc biệt chưa từng biết tốt xấu cũng sẽ hiện ra. Những gene từ xưa đến nay chỉ nằm gà mái nay có cơ hội qua trống, những gene xưa nay chỉ nằm trong trống nay có cơ hội nằm trong mái để truyền tiếp (sự xuất hiện này tùy theo sự có mặt mạnh hay yếu của nó đối với trống hay mái, mà nó xuất hiện trong một hay nhiều con gà, hay không con nào). Con dao hai lưỡi nhưng theo tôi đáng thử. Ngay cả người Mỹ giòng gà của họ tương đối rất rặt nhưng họ vẫn ngại cận huyết anh em vì sự khó đoán kết quả cũng như những gien xấu có rất nhiều cơ hội lập lại, trong khi họ không cần rặt mấy, làm từ từ cũng được mình cần rặt càng mau càng tốt. Cản cận huyết anh em coi như rặt tức thời ngay lứa đầu (ông Boles ông tiếp tục lứa hai vì lý do riêng).
Còn nếu như sau khi cản anh em ra con cản mẹ con, bố con thì có thể thấy rõ ngay di truyền trong lứa sau.
Mấy đời thì thành công như ý cản theo giòng mẹ hay bố?
Nếu như coi giòng cản anh em như hoàn toàn mới thì câu trả lời nằm ngay trong bảng pha giống của ông Kenny, theo cận huyết bố hay mẹ, đến đời thứ bốn là có 60-70% gà gốc. Với lối cản anh em rồi tiếp theo cận huyết thì chắc là trong ba đời sẽ có hơn 50% gà gốc, để cho khỏi một giòng mạnh hẳn, tôi nghĩ ông Kenny chọn đời thứ tư để cản chéo lần nữa mà không phải đời ba hay năm. Dĩ nhiên mình cản gà tùy thích và tùy quan sát gà con mà thêm, giảm.
khet_uc_o đã viết : |
cảm ơn chú sư vuơng đã cung cấp khá nhiều kiến thức cho em, nhưng cháu băn khuăn một điều là em từng đọc bài của chú zangta là khi mình có con gà cho là thuần đi làm sao để tạo ra con gà đá từ con gà thuần đó, theo chú zangta thì ko phải có gà thuần là tạo duợc con gà đá bằng cách thêm máu mơí vào. Cháu ko hiễu là chỗ đó chẵng lẽ mình tạo ra con gà thuần chỉ e để ngắm thui sao. Mong chú chỉ dẫn thêm. CẢm ơn chú |
Anh khet ức ó
Theo tôi thấy tạo gà thuần là lọc lựa để khóa những đặc điểm của con gà gốc, giữ càng nhiều càng tốt những đặc điểm đó, đồng thời làm thuần cũng để tạo ra nhiều con gà con có đặc điểm mình muốn giữ. Và sau khi khóa được đặc điểm của giòng gà, người ta cũng có thể cải tiến dòng gà từ từ mà tránh được trường hợp được cái này mất cái kia Tuy vậy làm thuần vì qua phương pháp cận huyết nên qua nhiều đời gà con thường bị yếu hay có dị tật vì vậy máu mới cần được bơm vào. Theo luật sinh tồn khi gene thoái hóa nằm trong con gà, lúc châm máu mới vào, gene khỏe được dùng thay thế liền, đó là mục đích của thêm máu mới.
Khi thêm máu mới vào giòng thuần, gene mới và khỏe sẽ được bơm vào; đặc tính muốn giữ vẫn chiếm đa số trong gà con vì vậy gà con sẽ khỏe mạnh trở lại và đa số vẫn giữ được đặc tính của gà gốc, nếu gà gốc đá được thì cơ hội gà châm máu mới đá được rất là cao, đó là phương pháp tạo gà đá của căn bản của nhiều sư kê Hoa Kỳ. Trong giới gà cựa họ cố gắng giữ rặt giòng gà càng nhiều càng tốt vì thế nhiều khi họ chỉ châm vừa đủ cho gà khỏe mạnh, đôi khi họ giữ nguyên gà rặt đi đá. Họ châm ít bằng cách dùng gà gốc A cản hai mái B và C, sau đó họ làm rặt một hay cả hai nhánh theo gà A, tuy là làm rặt nhưng lúc nào mỗi nhánh đều có chút ít máu B hay C vì vậy khi cần châm máu mới họ chỉ cần cản chéo hai nhánh với nhau là có máu mới châm vào và vẫn giữ đa số đặc tính gà họ.
Thường khi họ châm hoàn toàn máu mới vào gà bổn, thứ nhất là để tạo giòng mới, ví dụ ông Carol Neil Smith giòng gà ông ta thắng rất nhiều giải vì dàn nạp sát thủ, ông ta cố tìm cách giữ giòng gà đó cho thuần. Nhưng sau này ông ta nhận thấy gà ông khi phải vào đá lông thì đâm không kiến hiệu lắm, ông ta tìm nhiều năm để có con gà đá lông hay và hợp với gà ông ta để cải tiến giòng gà, thứ nhì vì bán gà là một công việc kiếm ra tiền của nhiều sư kê, khi họ châm máu mới vào không những con gà khỏe mạnh, có nhiều cơ hội đá hay hơn (họ thử nghiệm) và thấy là nếu ai mua gà của họ đem đá thì gà đã pha rồi, nếu đem cản giòng gà sẽ loãng không tạo được con gà mái bổn để cạnh tranh với họ. Đó là nguyên tắc và mục đích, làm gì cũng có sai sót, khi mình hiểu được những điều căn bản trên thì sai sót nếu có mình cũng sẽ tìm cách giải quyết được.
Anh Mega2
Theo đồ hình thì ông Kenny cản anh em một đời rồi line breed 3 đời sau đó lại cản anh em. Ông Boles thì cản anh em xong nếu gà hay ông ta tiếp tục anh em, đồng thời nếu muốn cải tiến theo nhánh cha hay mẹ thì linebreed. Outcross cùng một gốc không phải là out cross thật sự nhưng an toàn hơn, trong đá gà cũng vậy outcross kiểu cùng gốc tôi coi như cận huyết xa hay châm máu để phân biệt với outcross theo kiểu Kelso (out and out) là outcross đúng nghĩa hơn (khá giống VN cổ điển về quan niệm mái gốc và mái nhánh) vì vậy người ta mới nói outcross kiểu Kelso bị phí nhiều gà nhưng gà lúc nào cũng cập nhật và đồng thời muốn giữ rặt giòng cũ hay làm rặt giòng mới cứ theo phương pháp cận huyết bình thường.
Giữ rặt là quan trọng vì vậy người ta mới nói Kelso khác người, outcross ra gà hay thì lại giữ rặt. Kelso là một sư kê nhà giàu và những con gà hay Kelso mua về cản mái là gà Mỹ tương đối khá rặt hay rặt vì vậy gà con sẽ nhiều đặc tính của con gà trống mua về hơn con gà mái nhà và con đó là con thắng đương thời vì vậy gọi là out and out..
Gene lặn cản theo kiểu cổ điển có thể là gene mang tính tốt hay xấu, nhưng gene lặn cản kiểu cận huyết thường là gene xấu vì họ “dìm” cho nó lặn luôn; dĩ nhiên có thể một ngày nào nó nổi lên, nhưng nó cũng chỉ nổi lên trong số ít mà thôi.
Khi cản gà cần hiểu mục đích khác nhau của nó, một khi hiểu rồi tự khắc suy ra được từng giai đoạn của mỗi phương pháp và không nhất thiết phải theo đúng như vậy; tùy theo tính chất của những con gà anh có anh sẽ tự thêm máu mới (cũng có những phương pháp khác nhau) hoặc làm rặt thêm.
Tôi không thấy lý do nào để qua đời thứ ba gà đá không hay nữa. Có thể đời ba gà không đá được vì cận huyết lâu đời gà bị yếu đá ít thắng hơn (lực) còn hay (tài) thì làm rặt để giữ cái tài con gà tạo thành giòng; đôi khi giữ cái lực của chân đá.
Để tóm tắt quá trình cản gà và bàn về mục đích của của Kenny qua từng giai đoạn tôi thấy nó như sau
Dùng con trống nọc gọi là A cho cản với những con gà mái trong sân nhà đã từng cho ra con tốt (có thể một hay nhiều con mái, có thể cùng hay khác giòng). Đây chỉ là bước đầu để tạo gà hay phương pháp nào cũng phải qua giai đoạn này. Kế đến chọn những con trống con hay trong đám đó làm gà trống nọc gọi là A1 (lúc này tạm quên trống nọc A). Như vậy mình có thể bắt đầu giai đoạn cản cận huyết hay làm rặt và mình có trong tay con gà nọc A1 mà mình đồng thới có trong tay bố và mẹ của nó.Giai đoạn trên đa số tất cả những sư kê cản gà đều áp dụng để nắm vững dữ kiện mình có. Đến giai đoạn kế tiếp. Chia làm hai nguyên tắc khác nhau cận huyết (bố con và mẹ con) và trùng huyết (anh em). Một số sư kê theo một trong hai cách, một số áp dụng cả hai. Kenny cho thấy dùng cả hai.
Một mặt cản cận huyết dùng con trống A1 cản với gà mẹ (để bảo kê những gene di truyền của gà mẹ có trong con trống được giữ lại trong con trống con) đây chỉ để bảo kê và tiết kiệm thời gian không nằm trong đường chính tuy rằng nó có thể là đường chính nếu phương pháp trùng huyết thất bại. Nhiều sư kê khác cản luôn bố con (nọc A với mái F1 chị em của A1). Giai đoạn này để tạo cơ hội khóa luôn hai chiều sau này.
Trở lại con đường chính là cản trùng huyết A1 với chị em nó. Đây là phương pháp làm rặt nhanh và cân bằng 1/2/1/2 nhanh nhất tuy vậy cũng dễ thất bại nhất. Đừng vội nản đã có bảo kê bằng phương pháp cận huyết trên. Khi ra con F2 đây là lúc quyết định nếu nó là gà hay coi như thành công quá nửa và mình đã khá nắm vững giòng gà mình với những cá tính của nó.
Tới đây tùy theo đặc tính của F2 (nghiêng) về mẹ hay cha mà châm vào hay lấy ra dùng A hay A1 (thường A1) hay mái mẹ gốc hoặc chị em cùng bầy với A1. Kenny tiếp tục cả hai nhánh. Tới đây giòng gà tiếp tục nhưng cá tính thay đổi nếu coi trống đá hay F2 như con gà gốc của giòng gà thì những đời kế tiếp đều mang cá tính của F2 (gọi là A2) cộng thêm cá tính của bên mẹ. Phương cách này vừa để tăng cá tính vừa để phần nào ngoại huyết bên trong coi như châm máu (loãng bớt A2) cho giòng gà khỏe lại.
Sau ba thế hệ thì lại trộn rặt lại lần nữa bằng cách cản trùng huyết chị em. (một số sư kê không dùng phương pháp này vì theo họ bị rủi ro trùng huyết thất bại không cần thiết). Nhưng tôi thấy nếu có phương tiện cứ làm.
Lúc này coi như đã thành công tạo được dòng gà riêng cho mình với cá tính và màu sắc căn bản riêng mà mình có thể lập lại với số lượng và cản với những con gà pha khác mà vẫn giữ đa số đặc tính căn bản con gà gốc mình có. Nếu hay hơn con gà căn bản mình có mình có thể từ đó tạo ra giòng mới hoặc phát triển, cải tiến dòng mình mà không cần phụ thuộc vào dòng gà người khác sau này. Mình nắm từ mái trống bổn lẫn gà gốc.
Đó là mục đích và phương pháp cản gà căn bản để tạo dòng gà. Kenny đặt thành hệ thống thứ tự cho thấy từng mục đích, từng giai đoạn. Tuy vậy khi mình hiểu được phương pháp căn bản và có mục tiêu theo đuổi thì mình có thể tự thay đổi trong từng giai đoạn và cũng phải thay đổi tùy theo cá tính của những con gà ban đầu. Những sư kê VN sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì con gà thiếu giòng thuần.
Những điều cần làm khi cản gà:
Ghi chép và đánh dấu cẩn thận gà con phòng lẫn lộn hoặc khi gặp trở ngại dễ phăng đầu mối để sửa. Nếu không dễ lộn tùng phèo như anh Mega2 nói. Chọn gà để cản ghi rõ đặc tính, màu chân, mòng để quan sát theo dõi , nó có thể giúp để phân loại sự khác nhau nếu có sau này khi chọn gà cản cũng như đá.
Giữ gìn tuyệt đối con gà đang dùng để cản, chuồng trại khô ráo, thoáng nuôi cách ly, gặp những tháng gió, mưa, bệnh dịch che kín chuồng chỉ mở trong những ngày khô ráo, có nắng. Tháng lạnh cho ăn thêm bắp và cám gà mái đẻ cho tăng sức đề kháng. Gà cản mái có thể thiếu lực mập vì thiếu hoạt động nhưng không thể bịnh, và nếu bịnh thì không thể để chết. Trụ sinh làm liền nếu cần. Không nên đem gà xổ vòng vòng nhất là mùa dịch bệnh nên có gà riêng của sân mình để xổ. Nhiều chứng bệnh không giết gà trại này nhưng giết gà trại khác vị dụ bệnh đậu gà. Anh bạn tôi mỗi khi gà xổ với gà anh bạn khác thì vài tuần sau bị đậu gà. Anh kia không để ý nhưng tôi hỏi mới biết gà anh đó thường bị đậu gà nên năm nào cũng chủng ngừa nên không sao.
Theo tôi đây là chỗ anh em giải trí hoặc học hỏi, nhưng đồng thời nếu có phương tiện có thể tham khảo tìm ra đường hướng tạo giòng gà riêng sau này mà con đường trước tiên là làm làm rặt con gà Việt (nếu muốn chơi gà Việt hoặc gà lai) với những cá tính nên giữ để phù hợp với thân hình và thế đánh. Một người khó thành công và thành công nhỏ, chậm, nhiều người sẽ thành công nhanh hơn, to lớn hơn.
Khi cản gà, bán gà cũng như cho gà không ai bắt bạn phải làm gì cả hay nói gì cả nhưng một khi bạn đã bán, cho hay viết về nguồn gốc lịch sử con gà mình thì nên viết một cách thành thật, có thể ca tụng, thêm bớt về tài năng con gà mình, giống gà mình tạo ra nhưng không nên nói sai sự thật vì bất cứ lý do gì vì các bạn bây giờ khởi đầu những giòng gà mới ở VN, những gì bạn nói hay viết sẽ làm tài liệu cho những thế hệ sau cải tiến và học hỏi. Chúng ta có thể dùng lời khoác lác bây giờ, dùng những lời giải thích, biện minh hữu lý nhưng vô căn cứ hoặc cố tình sai sự thật nó chỉ thỏa mãn cái tôi nhất thời nhưng bạn đã làm gương xấu cho thế hệ sau và cản trở bước tiến của những giòng gà VN. Ví dụ bạn lai gà Việt với gà Mỹ, sau một thời gian con gà bạn giống hệt con gà Việt nhưng đá rất hay, bạn có thể nghĩ bạn nói láo con gà bạn rặt Việt cho người Việt hãnh diện với nhau hay ca tụng cái công làm được giòng gà rặt Việt đá hay của bạn. Thật ra cái kiểu hãnh diện hão đó chỉ có ở VN; ở Phi, Peru, Mexico, Hoa Kỳ, Nhật Bản … Nước nào cũng hãnh diện đã tạo được giòng gà rặt riêng của họ với những đặc tính của nó và nguồn gốc từ những giống gà ngoại quốc nào ghi rõ. Riêng nước mình thì nguồn gốc viết làm tài liệu mà phỏng đoán lờ mờ, con gà đá thì đủ kiểu mà vài đời thì mất hay suy mà con nào cũng nói rặt. Hễ muốn nghiên cứu kỹ hơn thì được trả lời huề vốn “red jungle fowl”. Tôi không nghĩ giải thích đó hay nói “rặt” đó là một hãnh diện cho VN không gì ngoài sự thật, sự thật những mầu DNA của gà Đông Phương lẫn Tây Phương đều có được nghiên cứu, tuy rằng đa số từ gà thịt đến gà đá thế giới đều có nguồn gốc từ Red jungle fowls có thể red jungles fowl này từ Đông Nam Á hay Ấn Độ, nhưng người Ấn Độ pha giống và làm thành gà nhà đầu tiên. Những nhóm gà Phi, Sumatra, Brasil, Nam Mỹ, Trung đông, ĐNA, Anh Quốc nó vẫn có những nhóm máu riêng ngoài máu red jungle fowl. Mình nói gà mình rặt nhưng khi nhìn ra nó không chỉ là red jungle fowl, số còn lại giống một hay tất gà Miến Điện, gà Asil, gà Thái gọi chung là Oriental và lịch sử đá gà của họ rõ ràng, có nguồn gốc lâu hơn mình xa. Chưa kể có cả nhóm máu gà Nam Mỹ … thì mình nói gà rặt của tổ tiên mình để lại thì mình làm xấu hổ hơn là làm vinh dự. Mình sẽ là tiền nhân của những thế hệ đi sau, tạo dòng gà có nguồn gốc, lai lịch, giữ những giống gà tổ tiên để lại, hay hay dở. Gà pha nhưng do người Việt pha và làm rặt là con gà Việt khi có lai lịch và dòng giống hẳn hòi. Con đường còn xa, chúng ta coi như là những người tiên phong tạo những dòng giống gà có lại lịch, nguồn gốc và sự hình thành, thật sự. Hãy cho con cháu mình một khởi đầu vững chắc và lành mạnh.
Anh mega2
Theo ông Boyles thì cản anh em một đời là khá đủ rặt, sở dĩ ông cản bốn đời mục đích chính không phải để loại gene xấu mà theo ông trong vòng 4 đời nhiều gene về tài năng và hình thể có thể mới hiện ra hết và sau bốn đời đó gà có thể đem ra đá rặt.
Cận huyết hay đồng huyết để giữ giòng thật ra chẳng cần ai chỉ ai vì đó là thiên nhiên thôi bằng cớ là ta, gà tàu đa số đồng huyết. Con gà nòi đòn thời tôi to lớn lù đù, lông lá nghèo nàn, đá thì lâu nhưng đa số là dựa vào nhau ngủ. Đòn thế gà ngoài trung phần lớn giống nhau, mu lưng đầu lườn ôm đấm đại khái vậy, lâu lâu có con chui vĩa đá hầu. Cách chăm gà chắc VN đa số tự chế. Đặc điểm tốt nhất của con gà đòn là chịu đòn, bền sức. Nhu cầu cận huyết cũng không cao vì có vài dòng gà nếu giòng Asil thì họ cũng giữ rặt rồi chuyền tay qua lại giữ mái không cận huyết mà cận huyết là vậy, tuy vậy cận huyết vô tình không chọn lọc nên không giữ được đặc tính của những thế đá lạ. Người Ấn pha giống và giữ rặt rất tài tình họ có rất nhiều giòng gà rặt cả trăm năm, ngàn năm những sắc dân du mục đem theo với họ. Những người du mục này rải giòng gà họ những nơi họ đi qua vì thổ nhữơng, thực phẩm, luật chơi … những con gà này biến đổi thành cận huyết mà không cận huyết. Người Việt chắc cũng học nhưng học không tường tận vả lại môn đá gà không được cổ võ lắm, ngoài những quan thị trong triều đá, nhân gian đá lễ hội, ngày tết. Lại nữa thực tế cho thấy cản cận huyết vài đời có ra gà chạy, gà yếu chứ không phải không. Thêm quan niệm luân lý Á Đông về “loạn luân đem áp dụng cho gà và mọi con vật đấm đá khác.
Nhiều giòng gà người Ấn thanh lọc cả ngàn năm, những con gà chạy họ lọc ra hết rồi. Người Ấn đa số đến bây giờ họ vẫn đá gà truyền thống, gà rặt, giữ rặt đà gà vẫn là một thú vui, môn giải trí. Những con Asil của họ đá nhiều con vẫn đá như vài trăm năm, ngàn năm trước như người Nhật với môn Sumo. Con gà của họ vẫn mãi là Thái Sơn Bắc đẩu, cội nguồn của gà đá thế giới, họ cũng như những đại tăng thiếu lâm đánh có thể không lại ai, mỗi người một món. Người Mỹ thu thập tinh hoa gà thế giới để tạo những giòng vô địch, vậy mà chỉ cần chút bí kíp asil đã làm lệch cán cân vị thế tại nước họ. Nói về pha gà đá cá đá tôi phục người Thái, họ rất chịu khó học hỏi, giao lưu hòa đồng. Con gà của họ lọc và giữ mọi thế đánh, kiểu đánh xem rất sinh động.
Với khoa học, tài liệu và sự di chuyển hiện đại, trao đổi gà tương đối dễ dàng, mình không cần hàng nhiều trăm năm, không cần hàng ngàn năm, người Phi chỉ cần mấy chục năm đã theo gần người Mỹ mà mấy trăm năm lịch sử đá gà với những giống gà đá riêng của họ không đưa họ đến đâu khi so với gà Mỹ trên phương diện tranh tài.
Anh nói đúng con gà nòi đòn VN cần bảng đồ gene moi biết chắc từ Asil hay không và từ giòng nào. Riêng về con gà cựa họ đá phân nhóm ra gà đá ĐNA rồi và lịch sử gà đá cựa MN và từ hình dáng đến lối chơi theo thời gian thay đổi chút ít nhưng nguồn gốc từ đâu thì chắc không khó đoán. Con gà đòn miền bắc vùng thổ Hà coi như có truyền thống đá gà lâu đời nếu đọc kỹ lịch sử văn hóa cổ khi xưa nới đó cũng có những di tích nền văn minh chữ giun dế, đồng thời cũng là một phần văn minh xưa VN từ phương tây (không phải tây phương) qua.
Chính vì vậy tuy chó giống cha gà giống mẹ, người ta vẫn chơi trống gốc rồi dùng lối so sánh và loại trừ trong cận huyết để thu hẹp lựa chọn gà mái lại vì càng về sau đặc tính của con trống càng ngày càng tăng. Điều nữa gà mái 5, 6 tháng đẻ hai năm đầu tạo F3 dễ dàng không phải chờ gà trống đến 8- 10 tháng sấp lên mới cản mái. Theo tôi nghĩ anh cần quan sát và kinh nghiệm giòng gà mới của anh qua mỗi F càng dễ chọn và phân biệt hơn.
Cách đây khoảng 4,5 năm tôi có dịch một bài giải thích tại sao gà giống mẹ theo di truyền học. Đại khái nói về những nhóm nhiễm sắc thể trong gà và cặp nhiễm sắc thể về giới tính thuộc về gà mẹ vì vậy gà mẹ giữ phần quan trọng hơn trong việc cản gà vì những nhóm khác quyết định xương, da, lông, chân vảy…
Họ dùng gà trống để dễ theo giõi đòn đánh, thế đánh của giòng gà và họ cấy những điều đó vào con mái qua cận huyết và lọc lựa, con mái sẽ dùng để truyền cho con. Dù dùng trống hay mái cũng phải thử con, một con mái khó thử nhiều trống, trong khi đó một con trống có thể thử nhiều mái, như vậy tiết kiệm rất nhiều thời giờ.
Lai tạo hay giữ giống có nhiều đường lối, cũng như bộ quần áo mình có thể mua bộ quần áo hiệu, đẹp, thật mắc rồi về sửa cho vừa, mình cũng có thể vẽ kiểu may bộ quần áo riêng cho mình.
Dùng con gà chiến làm gốc có lợi là có nhiều đặc điểm mình muốn, nhưng khuyết điểm là nhiều tiền và phải là gà có thể cản được (di chuyền được chân đá ở mức độ nào đó để bắt đầu).
Nếu chơi gà lai, con gà Mỹ có thể làm khởi đầu và con gà Việt có kiểu đá lựa chọn có thể làm khởi đầu. Có dịp tôi sẽ mở một chỗ để các bạn bàn về việc này. Chúng ta sẽ cùng góp ý sẽ tạo những con gà tương lai như thế nào cho dễ thành công nhất và những lối đá như thế nào được ưa chuộng.
Một bài viết về đồng huyết trong gia súc như sau:
Đồng huyết có những đặc tính của nó phối hợp với bản năng sinh tồn của mỗi giống để tồn tại. Tuy vậy trong gia súc nếu không đồng huyết thì không thể ổn định được dòng và cũng không thể để cho thiên nhiên lọc lựa sẽ mất nhiều thời gian và với vài trường hợp sẽ bị tuyệt chủng. Ngoài ra sử dụng đặc tính của đồng huyết là làm nổi lên những cá tính tiềm ẩn, những bệnh tiềm ẩn; người ta dùng phương pháp đồng huyết có lựa chọn để loại bỏ những khuyết điểm, giữ ưu điểm và ổn định giòng gà. Đồng thời với những giòng gà ổn định này họ sẽ tạo ra những giống có ưu điểm mới.
Anh BS ĐH
Về chọn gà mái theo tôi thấy luôn luôn là nan giải và được bàn cãi và đề cập đến trong nhiều bài viết và diễn đàn ngoại quốc. Chọn gà mái để tạo gà đá, khác với chọn mái để làm giống, chọn gà mái để mua khác với chọn gà mái trong đàn gà giống của mình để nối hậu duệ.
Chọn gà mái có lẽ tối nhất là nhìn con nó, nếu phải chọn trước thì nhìn vào anh chị em.
Có con gà mái không rặt, chẳng được cái nết gì ngoại trừ có lẽ không có máu chạy, con gà này của một anh người H-Mong có người trả 1000 đô anh ta không bán. Vì sao? Vì con gà mái này sinh ra con trống nào cũng ăn độ. Có một điểm mái con thì ra con tùm lum. Tôi hỏi anh ta, gà con nó đá đòn gì đặc biệt? Anh ta cười mỗi con mỗi khác. Tôi nói giống cha, cha nào con nấy? Anh ta lại cười, vậy mày nghĩ ra rồi, đây là con mái không có cá tính, tao chỉ việc tìm con cha đá thật hay cho cản là có con hay.
Một sư kê kiêm thú y sĩ nói về việc ông ta chọn gà để làm giống như sau:
Tôi luôn quan sát gà con nhìn những hành động của nó, tôi thích những con năng động, khôn ngoan và đôi khi nó sẽ có những hành động giống bố hay mẹ, đánh dấu những con đó vào bảng chọn lựa của. Nếu thành công đời sau mình cũng sẽ chọn như vậy và cơ hội trúng con như ý sẽ tăng lên.
Anh Nghĩa
Nhiều người cản cận huyết một thời gian hỏi tôi câu hỏi này, và một số người khác được tôi nhắc nhở điều này khi mới cản cận huyết.
Một bài viết tôi đọc được về cản cận huyết như sau.
Khi cản cận huyết chiều dọc kết quả của F1, F2 thường rất là phấn khởi vì lẽ khi chọn con trống nọc mình thường chọn con ưng ý nhất và chọn giữ gà con đặc tính ưng ý nhất của gà bố.( Một con gà thành công bởi nhiều yếu tố, thế đánh, sức mạnh thiên nhiên, đá chính xác, vận tốc, dàn nạp, vô gai.). Khi cản đặc điểm vượt trôi được chú ý giữ lại, tiến bộ trông thấy được, nhưng càng về sau đặc điểm vượt trôi tuy càng rõ nhưng đặc điểm toàn phần có phần giảm xuống vì con nọc là phối hợp hoàn hảo của hai giòng gà, anh tăng một đặc điểm rất có thể anh giảm đặc điểm khác và hơn nữa càng về sau gà con càng yếu vì cận huyết. Điều này làm nản người cản cận huyết nếu không có chủ đích. Chủ đích là nắm chắc một hai ưu điểm, loại bỏ 1,2 khuyết điểm không phải tìm gà đá, gà đá quan sát để đó tính sau.
Bởi vậy trong biểu đồ của trojano bắt đầu bằng một cặp gà nhưng không chú ý về cặp gà ban đầu mà chú trọng về con của nó. Nếu gà con đá hay ông ta trộn anh em với nhau để là rặt giòng gà con là phối hợp của cặp gà tiên khởi. Đồng thời ông ta cận huyết chiều dọc cả trống lẫn mái để làm rõ từng đặc tính của mái và trống riêng rẽ. Như anh nói F1, F2 tiến bộ, F3 suy bớt, thì đây mỗi ba đời ông ta trộn lại một lần để lấy lại sự phối hợp ban đầu, giòng mẹ đặc tính giòng nhấn mạnh nghĩa là xa giòng bố Giòng bố đặc tính giòng nhấn mạnh qua cản chiều dọc nghĩa là xa giòng mẹ. Phối hợp lại với phối hợp tương tự đã biết hợp rồi và gần như châm máu mới giống kết hợp ban đầu. Cái hay và khéo léo của phương pháp Troiano ở chỗ này. Thật ra đường lối này nhiều sư kê tân thời áp dụng. Và cũng có thể áp dụng được khi cản gà lai. Nếu có gà lai hay cận huyết trống và mái Mỹ và Việt và trùng huyết gà lai, trộn lại mỗi ba đời vẫn có 50/50 và đặc tính con gà lai vẫn giữ được, có hi vọng hay hơn. Nếu bỏ công có thể chọn con nào đuôi ít nhỏng nhất của cả hai giòng khi cận huyết chiều dọc có thể sau nhiều đời con gà lai 50/50 đó nhìn giống lai có 25% gà Mỹ.
Nếu là con gà chỉ có một số liên hệ sau khi cản với con trống gốc thì F1 tùy hỉ, nếu anh tiếp tục cận huyết đến F2 thì F2 thường hay hơn F1 đây là ưu thế rặt để lọc lựa của thiên nhiên cho ra những con gà có khả năng thích ứng và gà con có cá tính rõ rệt hơn của con trống gốc (cận huyết cha) và gà mái con vẫn còn phần khá lớn của con mái mẹ.
Tuy vậy nếu con gà mái của anh là gà mái bổn đã lọc lựa cận hay trùng lâu đời đã giữ lại những con có cá tính anh thích, đây là trường hợp trái với thiên nhiên có bàn tay người nhúng vào; khi anh lựa anh không lựa theo thiên nhiên nghĩa là con nào mạnh nhất, thích ứng nhất mà chọn theo thế đá cá tính mà anh thích, chính vì vậy cá tính tăng dần, sức khỏe và thích ứng kém dần, gà con ra càng ngày càng giống trống gốc nhưng yếu hơn và mất một số cá tính của mái gốc. Đây là lúc người pha gà chiến dùng con gà mái bổn để pha với những chiến kê có đặc tính mà gà bổn thiếu. Gà con đã có sẵn những cá tính người cản gà thích từ con mái bổn và cá tính đó rất mạnh, trong khi đó nó mang trong người những máu èo uột vì để giữ cá tính nên nó được sống.
Khi pha máu mới vào thì lập tức thiên nhiên nhúng tay vào, con gà con của mái bổn thu nhập ngay những đặc tính về sức khỏe cũng như sức đề kháng mà nó thiếu, từ con gà mới, đồng thời vẫn giữ được cá tính của nó cộng thêm một số nhỏ cá tính của máu mới, đây gọi là ưu thế lai. Nếu anh cản tiếp tục nếu là cận huyết hay bất cứ gà nào nó không là ưu thế lai nữa vì con gà đã lai rồi, nó không còn cần yếu tố sức khỏe và chính cá tính cũng đã pha trộn rồi, anh pha trộn lần nữa thì cá tính nào mạnh hơn sẽ được giữ lại và dĩ nhiên cá tính mạnh hơn chưa chắc là cá tính mình thích, mà nếu có nữa nó chỉ có trong một vai con gà trong bầy và không rõ rệt (đã chia ra cho nhiều giòng máu).
Câu hỏi của anh đưa đến câu trả lời cho nhiều người muốn bắt đầu tạo giòng gà mà không tìm được con trống gốc. Thử nhìn vào sơ đồ của ông Troiano xem con gà trống gốc nằm đâu thì sẽ có câu trả lời và giải đáp cho bài toán tìm trống gốc cũng không khó lắm.
khetduoio đã viết : |
Chào Anh SưVương !-Sau khi cho Trống Gốc cản 2 mái, có được 2 bầy (A1 & B1),em làm tiếp như sau: *Cho trống và mái của bầy A1 lai Cận huyết (sâu :25%)để làm rặt (vì có trống A1 hay như trống gốc).Ta có A2.Lúc này có thể cho Trống B1 cản mái A2 ra A3 con Tốt hơn hay cho lai Ngoai huyết vượt trội và ưu thế ?*Cho trống B1 cản mái A1 để thuần theo giòng trống gốc và để đá (Bầy B1 có trống hay như Cha và có phần nâng cấp hơn). Ta có B2.Theo kinh nghiệm và hiểu biết của Anh, 2 giòng trên có ưu , khuyết điểm gì và có sai sót không ? Nếu lựa chọn thì nên theo hương nào ? Về lâu dài cho cản B1 + An có thoái hóa không ? Hiện giờ em chưa kiểm chứng được 2 Bầy (B1 + A2) và (Trống khác + A2) vì còn quá nhỏ. Vài câu hỏi mong Anh giúp! Chúc Anh và gia đình nhiều sức khỏe!
|
Anh có nhiều cách theo tôi anh làm như sau :
Chọn a1 hay b1, anh không nói rõ anh thích bầy nào hơn. bầy nào anh thích hơn anh cản trùng huyết anh em (anh có thể cản trùng huyết cả hai bầy). Bầy nào có trống đá hay ví dụ a2 anh lấy a2 cản mái mẹ và trống gốc và tiếp tục cản cận huyết (ông cháu, bà cháu …), bất cứ lúc nào, bầy nào ra con anh hài lòng anh cũng có thể cản anh em bầy đó lần nữa. Để ra gà đá anh có thể pha dòng a với b hoặc với dòng khác, nhưng anh luôn giữ rặt giòng a và nâng cấp nó bằng cách lựa chọn những con khỏe mạnh, liền lạc cho nối dòng.
Còn về thoái hóa thì không vì anh chỉ lựa những con khỏe mạnh và không tật để nối dòng. Về gà yếu hay bệnh tật là do anh lựa không kỹ vô tình trùng huyết cả gen tật bệnh.
Nâng cấp bằng cách lựa lọc con gà tốt trong dòng để làm nọc là phương pháp lâu nhưng hoàn thiện.
Nâng cấp bằng châm máu lạ được ưu thế lai nhưng sẽ đồng thời cho vào giòng gà mình những gì có trong máu mới mà mình phải mất nhiều giờ mới lọc lựa được.
Em còn hơi mù mờ giữa cản trùng huyết và cận huyết. điểm lợi và hại của từng cách. Nên cản theo nhánh gà trống nọc hay mái nọc? cản theo nhánh trống được lợi gì và theo nhánh mái thì được lợi gì? sự khác biệt giữa cản theo nhánh trống và mái? tại sao người ta thường cản theo nhánh trống trong khi mình có mái hay (mái tướng tốt, cho con ra đá tốt)?
Trên nguyên tắc cản trùng huyết gà thuần nhanh hơn cận huyết nhưng con dễ bị yếu, khó nuôi hơn
Anh muốn giữ giòng trống thì cản trống, muốn giữ giòng mái thì cản theo mái. Anh cản thế nào cuối cùng cũng con trống nó đá, vì vậy người ta thường cản theo trống vì con trống mình có thể nhìn nó đá được để dễ theo dõi.
Con của trống A sẽ mang hai dòng máu của trống A và mái B.
Anh sẽ dùng phương pháp cận huyết trống để giữ dòng A, qua thử nghiệm và lọc lựa. Một điều khó thử nghiệm và lọc lựa là độ bền nhất là ở gà mái và gà còn nhỏ. Vì vậy anh cần có con mái bền.
Trong phương pháp cận huyết trống anh sẽ dùng trống nọc cản với con cháu nó để lọc máu mái B ra cho tới khi gà trống đời sau giống A hoàn toàn lúc đó gọi là rặt. Gà trống giống A đồng thời có nghĩa mẹ chị em nó cũng đã rặt có khả năng sinh con giống A. Đây là phương pháp anh cần dùng.
Tôi nói thêm. Trong lúc cản có thể có ba trường hợp con giống A, con giống B và con giống và khác cả hai.
Những con giống và khác cả hai này có thể làm người cản nảy ra ý định tạo giòng gà mới vì nó có những đặc tính mà người cản gà thích không thấy ở trong A. Những con này gọi là C, C có thể có mang đặc tính lặn của A hay mang đặc tính của B (lặn hoặc nổi) mà mình ưa thích. Lúc này sẽ phải tìm cách duy trì C. Duy trì C bằng 3 cách, một là trùng huyết C, hai là cận huyết trống C và ba là cận huyết mái B sau cho cản con cận huyết của trống A. Thường cách một và ba được dùng vì sau đó nhìn con của nó mình có thể quyết định được hướng đi và đồng thời bắt đầu hoàn thiện giống C của mình; một dòng gà mới ra đời mà mình nắm nguồn gốc tổ tiên nó trong tay lẫn dòng thuần.
MrNakaja
Trường hợp anh có thể vào trường nhìn vào tương tự như con gà mái của anh người H-mong, nhưng tôi nghĩ không phải.
Anh tuy gọi giòng mái ô của anh nhưng nếu anh dùng trống khác luôn thì giòng mái của anh không được rặt và không thành dòng vì vậy nếu gặp con trống nào rặt thì nó ra con giống con trống đó. Đa số gà VN không được pha cận huyết nên không được rặt, tuy vậy một số được lựa chọn theo màu. Ví dụ anh Vương có dòng gà xám đá lưng tốt, tuy không cản cận huyết nhưng anh cản theo mái. Anh V vốn thích màu xám vì vậy khi chọn mái gốc dĩ nhiên anh ta chọn mái xám và gà con đi đá cũng chọn gà xám. Cũng như thế khi cản trống nọc, có thể trùng hợp cũng chọn xám hoặc con gà nào đó có máu xám tổ tiên. Khi anh ra trường mua con gà về làm nọc, nếu anh thích và mua con xám anh V thì coi như gà con anh có nhiều cơ hội ra con xám và thế đánh có thể ra con đá lưng và thêm đá gì đó có trong máu gà anh vì vậy gà anh thường ra con đá đủ thế. Thật ra gà đá đủ thế thường là gà tạp, thế không ròng theo sách Phạm công không tốt.
Vì thế nếu anh muốn giữ lối đá “đủ thế” thì anh không cần cản cận huyết anh cứ cản lung tung đủ thế gà con sẽ ra đủ thế. Có điều anh không biết thế nào vào con nào và nó dùng lúc nào.
Còn tỉ dụ con gà xám trống nọc là con gà hay, với chân đòn, lối đánh anh thích và ra con đá hay thì anh có thể theo cách cận huyết cha có nhiều hi vọng thành công. Trong đám con nó:
Anh dùng con xám cản với mái con nó. Anh chọn con trống nào đá tốt xương cốt tốt liền lạc cản với mái chị, em cùng bầy.
Chờ một năm xem kết quả rồi đi bước kế tiếp, nên nhớ luon chọn gà khỏe mạnh và liền lạc làm nọc, những gà khuyết tật phải bỏ.
MrNakaja đã viết : |
Chào anh sv Nhưng đến nay các đàn con vận giữ nối đá lên cưa xuống chui nhiều đòn nhiều nối(chứ ko phải ra mỗi con 1 thế)mà ra con nào cũng có đòn nối gần giống nhau và phom hình như con gà thổ trong bài này.có khả năng xưa kia dòng đã vô tình đc khóa gen ko a? Em thấy mái nhà có gen mạnh về nối đá phom hình và chân gà mái mọc 2 cưạ.khi đúc với trống ngoài thì để ý chỉ có màu lông là giống gà trống đúc còn đòn nối vẫn là cuả mái mẹ |
Có lẽ tôi vẫn chưa hiểu rõ ý anh
Nhưng đến nay các đàn con vận giữ nối đá lên cưa xuống chui nhiều đòn nhiều nối”
Nếu vẫn giữ lên chui xuống cưa thì chỉ có một lối thôi mà sao lại là nhiều đòn nhiều lối?
Còn việc mái có cựa thì có thể đó là gene mà mái mẹ chỉ truyền cho mái con không liên quan gì đến gà trống. Hai nhiễm sắc ZW của gà mái nếu gene gà mái có cựa nằm trong W mà gà trống thì không có W, như vậy khi anh dùng bất cứ mái nhánh hai mái bổn ra con vẫn có cựa.
Khóa gien thì khó có thể vô tình nhưng bây giờ giả sử là gà anh đa số giữ lối lên cưa xuống chui, đó là thế thủ, để hợp với thế thủ này có hai thế công là chui lòn đá sỏ và cưa cần đá vai.
Để giữ thế thủ anh lấy con trống con nào thân hình thật tốt chui lòn và cưa cần giỏi anh cản với mái mẹ và đồng cản với mái chị, em. Đó là bước đầu của giữ giòng mái. Gà con nuôi nấng cẩn thận sau đó sẽ đi bước kế tiếp tùy theo gà con của nhánh mẹ hay nhánh em đá tốt. Gà con cốt thân thể liền lạc, lối cưa cần chui lòn giỏi. Để chọn gà giống theo sách Phạm Công thì nên chọn gà thân hình gà Thủy, to xương chắc thịt, cổ ngắn. Đừng cao lắm. Đòn có thể yếu hơn cha một chút nhưng điều đó tính sau.
MrNakaja đã viết : |
Con gà trống con số 1 và 2 là con cuả 2 mái số 1 và 2. xương và nối đá giống hệt nhau.ảnh này em chụp lúc 7 tháng đang te te gáy.theo anh thì ông chú em cho trống đời 7 đúc với mái tổ đời 1 có phải là 1 cách giữ dòng? |
Mỗi khi cho cản trở vào máu cũ đều là giữ dòng. Tuy vậy đời thứ bảy chỉ còn 1/128 máu cũ, tất cả những gien di truyền gà mái cho mái đều được giữ như cách giữ mái bình thường, những gene gà mái truyền cho trống con nếu không truyền lại cho con mái sẽ có nhiều cơ hội bị mất sau 7 đời nhất là nếu gặp con trống có cá tính mạnh hơn hay rặt hơn. Đây cũng tương tự như cách cản out and out ông Kelso dùng. Tuy vậy con gà tổ của cách dùng này thường đã rặt rồi cho cản ra và cho cản trở vào liền với gà mái nhà mỗi khi có trống hay không chờ đến đời thứ 7 và con mái có thể là mái tổ hay bất cứ mái nào sản xuất trống hay trong bầy. Nếu thích có thể cản theo cách sau tôi nghĩ kiến hiệu hơn cách dùng đời thứ 7 vì thật ra không biết đời thứ 7 con hay dở ra sao và còn lại những gì. Có thể cách này hợp với cá tính dòng gà anh, tuy nhiên những gì gà trống bố chỉ truyền cho trống con chắc chắn sẽ mất (điều này có thể tốt hay xấu) tùy theo con trống đời thứ 7 có gì trong đó và con mái tổ đến đời thứ 8 đã khá già và có thể không còn khả năng ra con tốt hay không còn nữa. Tôi nghĩ cách cản out and out rất thích hợp với người Việt thường không thích trùng huyết sâu và không quan trọng đá đòn lối gì nhiều miễn là đá tốt. Riêng tôi cho gà đòn tôi thấy vẫn nên cản cận hay trùng huyết sâu để tạo cá tính mạnh cho dòng gà. Sau đó dùng cách cản Out and Out để tạo gà đi đá đồng thời dùng gà chiến hay cản vào dòng gốc và làm rặt tạo dòng thứ hai song song với dòng gốc để châm qua lại làm mới dòng cũ. Cản theo lối này vừa có thể làm rặt và lựa chọn để cải tiến giòng gà theo chiều sâu, vừa cải thiện theo chiều rộng mà ít bị rủi ro lạc mất dòng gà. Đây là vấn đề uyển chuyển khi áp dụng cận huyết trùng huyết, tùy theo cá tính của con gà mình dùng nói riêng và giòng gà mình áp dụng nói chung. Đây cũng là suy nghĩ để áp dụng vào tính cách đặc thù giữa những lối gây giống gà khác và lối “gây giống gà nòi đòn” mà tôi đặt ra ở đây.