Theo choi da ga an tien Sau 3 năm tập tành nuôi gà rừng DC Farm đã thu được chút ít kinh nghiệm. Đặc biệt vào mùa gà đẻ năm nay chúng tôi đã nuôi khá thành công những chú gà rừng rặc con từ trong trứng với tỉ lệ sống cao và khỏe mạnh. Về nguồn gốc trứng có 2 loại: (1) là trứng gà rừng rặc được nuôi nhốt sau 1 năm, (2) là trứng và gà rừng con mới nở bắt trong rừng tại Lâm Đồng và Đăk Nông. Về cách nuôi chúng tôi áp dụng 2 kiểu nuôi khác nhau: (1) tạo môi trường gần giống tự nhiên cho ăn mồi tươi thường xuyên, (2) nuôi nhân tạo hoàn toàn bằng bóng đèn và cám tổng hợp. Sau đây là một số điều mà DC Farm đã rút ra trong quá trình tích lũy kinh nghiệm:
– Về đặc tính: gà con mới nở giữa gà bắt ở rừng và gà có bố mẹ đã được thuần không có sự khác nhau về sắc độ lông mặc dù gà mẹ có chế độ ăn hoàn toàn khác nhau. Những chú gà con nở từ trứng lấy được trong rừng và gà con ấp nở trong điều kiện nuôi nhốt đều có bản tính nhút nhát như nhau, nếu không thường xuyên tiếp xúc chúng rất dễ trở nên “hoang dã” như bố mẹ chúng. Có một điều khác biệt nhỏ mà DC Farm nhận thấy là những chú gà rừng 1 tuần tuổi bắt ở rừng có vẻ nhanh nhẹn và mắt tinh nhanh hơn những chú gà được ấp nở nhân tạo => điều này cho thấy môi trường ảnh hưởng khá nhiều đến tập tính của gà, việc phải sống trong môi trường khắc nghiệt đầy hiểm nguy luôn rình rập giúp những chú gà dù chỉ mới 1 tuần tuổi cũng đã có những kĩ năng rất điêu luyện. Tóm lại nếu là gà rừng rặc thì bạn có bắt được khi mới nở, hay lấy trứng từ rừng về rồi ấp, hay trứng từ bố mẹ thuần thì khi nở ra chúng đều có bản tính nhút nhát như nhau.
– Về nuôi dưỡng:
Năm nay DC Farm gặp một trường hợp khá hiếm là chúng tôi bắt được nguyên một bầy gà rừng con mới nở khoảng vài ngày gồm gà mẹ và 5 bé. Điều khá bất ngờ là gà mẹ thuần khá nhanh (có thể do bản năng bảo vệ đàn con mạnh nên chúng trở nên dạn hơn khi có con), ngay khi chúng tôi cho sâu và cám vào gà mẹ đã tiến lại và nhặt sâu và cám để mớm cho gà con. Đàn gà phát triển khá tốt, tuy nhiên không may mắn 1 chú gà đã bị mẹ dẫm chết trong đêm do gà được nhốt trong chuồng nuôi bồ câu 8 tấc. Những chú gà còn lại phát triển rất khỏe mạnh và lông lá rất tốt, không bị bệnh đường ruột. Bí mật quan sát gà rừng mẹ chúng tôi phải thừa nhận một điều rằng về kĩ năng chăm con thì gà rừng đúng là một người mẹ đúng nghĩa, khéo léo và nhẹ nhàng. Chỉ cần một tiếng động lạ rất nhỏ là gà mẹ kêu 1 tiếng lập tức những chú gà con lẩn vào góc hoặc chui vào bụng mẹ và nằm yên bất động không một tiếng kêu. Dù gà mẹ khá gan lì đẻ bảo vệ con nhưng khi có bóng hoặc tiếng mèo kêu thì gà mẹ hoảng loạn tông đầu vào lồng rất nguy hiểm cho gà con, do đó người nuôi nên chú ý đến những động vật như chó, mèo vì dù có thuần đến mấy thì gà rừng rất nhạy cảm với những động vật ăn thịt này.
>> Kinh nghiệm huấn luyện chiến kê
Đối với những chú gà con được nuôi dưới bóng điện chúng tôi cho ăn cám gà con tổng hợp nghiền nhỏ ngay sau khi xuống ổ. Nếu có thể bạn nên trộn cám với nước cho ẩm để gà ăn (chú ý khi gà ăn có diều thì lấy thức ăn ra ngay không để lại gà hay ăn quá mức và thức ăn dễ bị hỏng). Học theo kinh nghiệm của người bạn chúng tôi có để thêm 1 quả chuối “tây”, hoặc chuối sứ vào lồng úm cho gà ăn và thấy chúng khá khoái món này. Chú ý không nên để chuối quá lâu, ngay khi thấy bị ruồi đậu vào hoặc chuối bị dính bẩn thì nên thay ngay bằng quả khác đảm bảo vệ sinh cho gà. Hiện tại có nhiều người bỏ thêm chút đất vào chuồng úm gà rừng con, có người thì nuôi hoàn toàn giống như nuôi gà ta. DC Farm đã thử cả 2 phương pháp này và nhận thấy tỉ lệ sống của cả 2 là như nhau, chỉ có điều gà rừng con có thêm chút đất cát hoặc lá cây có vẻ linh động hơn và lông lá đẹp hơn. Những chú gà mà chúng tôi nuôi trong thùng carton sau đó chuyển qua chuồng nuôi bồ câu và cho ăn cám tổng hợp có dấu hiệu thiếu chất khi những chú gà mổ lông nhau, ăn phân của con khác và phát triển chậm. Do đó nếu có điều kiện mọi người nên để chút đất cát hoặc lá cây cho gà có chỗ để tắm cát. Một điều quan trọng khác ngoài thức ăn, chuồng nuôi đó chính là ánh sáng mặt trời. DC Farm có thử nuôi 4 chú gà rừng trong chuồng bồ câu, cho ăn cám tổng hợp trong khu vực không có ánh nắng, sau 2 tháng tuổi chúng tôi nhận thấy gà vẫn lớn bình thường nhưng mặt trắng và dại, chân cũng không xanh thẫm như những con gà được phơi nắng thường xuyên.
Thực ra nuôi gà rừng rặc con hay gà lớn không quá khó tuy nhiên với bất kì ai mới nuôi lần đầu cũng đều phải trả giá là chính những chú gà rừng của mình. Lần đầu tiên nuôi tỉ lệ sống của gà rừng con tầm 1 tuần tuổi bắt ở rừng về của DC Farm chỉ là 20% (có thể do gà nhỏ và phải trải qua vận chuyển nên giảm sức khỏe), sau 2 mùa chúng tôi đã nuôi đạt tỉ lệ sống gần như 100% tại mùa đẻ vừa rồi. Nuôi gà con vất vả hơn gà bổi, tuy nhiên nếu bạn kiên trì thì chỉ cần 1 năm sau bạn sẽ có những chú gà rừng thuần đúng nghĩa phục vụ đam mê bảo tồn và nhân giống của mình. Trên đây là câu chuyện về nuôi gà rừng rặc con của DC Farm, rất mong được sự góp ý của mọi người!
Đá gà cựa sắt ngay tại nhà với những chiến kê đẳng cấp và nhận khuyến mãi cực lớn khi đăng ký tham gia tại: da ga cua sat