2.4. Kỹ thuật chăm sóc gà rừng
2.4.1. Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý gà rừng con
(*) Cách úm gà:
+ Quây úm: kích thước 2 x 1 m cao 0,5 m đủ đẻ nuôi 100 con gà.
+ Chuẩn bị quây úm: Theo Đá Gà Rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng Formol 2% hoặc Crezin, Hanlamid. Dùng cót quây khoảng 2 - 4m tùy theo số lượng gà định úm. Nền chuồng có lớp độn chồng bằng trấu dày 10 – 15 cm. Trong chuồng có máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi.
+ Mật độ chuồng nuôi: sau khi gà con nở được 18 – 24 giờ (đủ thời gian để gà con khô lông), chọn những gà con đạt tiêu chuẩn như khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông tơi xốp, không bị dị tật. Mật độ chuồng nuôi thích hợp theo tuần tuổi như sau:
(*) Sưởi ấm cho gà
Bằng 2 bóng 75W dùng cho 100 con gà. Tùy theo mùa vụ và hiện trạng đàn gà mà điều chỉnh nhiệt sưởi cho thích hợp. Gà từ 22 – 28 ngày tuổi nhiệt độ điều chỉnh theo độ mọc lông. Nếu gà tụ lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiếp chiếp không ăn có nghĩa là gà bị lạnh cần tăng thêm nhiệt độ. Gà tản xa nguồn nhiệt, há miệng thở có nghĩa là thừa nhiệt. Gà đi lại nhanh nhẹn, ăn uống bình thường có nghĩa là nhiệt độ thích hợp. Nếu gà tụm lại một góc thì phải quan sát có gió lùa hay không.
Chú ý: Nên sử dụng đèn hồng ngoại ngoài việc sưởi ấm còn có tác dụng phòng bệnh cho gà.
Bảng 1: Nhiệt độ sưởi ấm thích hợp cho gà
Bảng 2: Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng:
Thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng rất qua trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Người ta thường dùng bóng đèn treo ở dọc chuồng cách nền chuồng 2,5 m với cường độ chiếu sáng như sau:
(*) Chăm sóc gà con:
- Khi gà mới nhập về: bổ sung nước uống, đường Glucose, Permasol 500, vitamin C như sau: 50g đường, 1g Permasol, 1g vitamin C hòa với 1 lí nước cho gà uống để tăng sức đề kháng cho gà, nếu sức đề kháng kém khả năng chống chịu bệnh tật kém, sau 2 giờ thu máng uống, rửa sạch.
- Sau 2 -3 giờ đổ thức ăn cho gà ăn.
Chú ý: Chon loại cám thích hợp với khả năng tiêu hóa của gà con lúc này tốt nhất nên cho gà ăn cám dành cho gà giai đoạn từ 1 – 21 ngày tuổi, không nên đổ thức ăn quá nhiều vì gà con vừa ăn vừa bới.
- Cho gà con ăn 5 - 6 bữa/ngày, mỗi lần cho ăn với lượng thức ăn vừa đủ đảm bảo thức ăn luôn tươi mới kích thích tính ăn của gà. >> Kinh nghiệm nuôi gà
- Giai đoạn này không nên thả gà ra vì giai đoạn này gà nhỏ dễ mắc bệnh. Có thể thả gà ra khi gà được 4 tuần tuổi.
Chú ý: thời gian thả gà con ngày đầu tiên thả gà ra khoảng 2 tiếng sau đó nhốt lại, gà mái và gà trống thả tự do. Những ngày sau đó thời gian thả tăng dần, cho gà con theo mẹ.
Bảng 3: Tiêu chuẩn thức ăn cho gà rừng con
2.4.2. Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý gà rừng hậu bị.
- Thức ăn:
+ Giảm bớt thức ăn công nghiệp, giảm thức ăn nhiều năng lượng, protein, tăng cường xơ, cho gà ăn thức ăn đã phối trộn kết hợp cho gà ăn rau xanh.
+ Giai đoạn này cho gà ăn 2 bữa/ngày vào lúc 7h sáng và 17h chiều. Xung quanh khu vực chăn thả nếu dồi dào thức ăn thiên nhiên thì ta nên giảm bớt lượng thức ăn cho gà trước khi cho gà vào chuồng ngủ.
+ Trong giai đoạn này tránh để gà quá gầy hoặc quá béo ảnh hưởng đến sản lượng trứng.
Bảng 4: Tiêu chuẩn thức ăn cho gà rừng hậu bị
- Ngủ: tạo giàn đậu cho gà để cho gà ngủ vào ban đêm.
- Sân chơi: có hố tắm cát cho gà để gà trừ mạt, bong các tế bào già ngoài da. Hố có thể xây bằng xi măng hoặc bằng gỗ ở góc sân chơi dài 1m, rộng 60cm, cao 15cm dùng cho 1 đàn gà 100 - 200 con. Trong hố gồm 1 phần cát, 1 phần tro bếp và 1% lưu huỳnh.
- Phòng bệnh:
+ Lúc trước khi chuyển từ gà hậu bị lên gà đẻ cần tẩy giun sán. Bốn tháng sau lần tiêm Newcastle hệ 1 lần thứ 1, lặp lại tiêm lần thứ 2.
+ Ở giai đoạn hậu bị hay bị bệnh tụ huyết trùng cấp tính. Ngoài ra tuy đã tiêm phòng bệnh Marek 1 ngày tuồi nhưng trước lúc gà đẻ hay bị u cục ở phủ tạng, buồng trứng. Có thể do bệnh Lơco hoặc u cục chưa rõ nguyên nhân. Ở nước ta chưa có vacxin phòng bệnh này, tốt nhất là phát hiện sớm, cách ly con bị bệnh, tẩy uế, sat trùng chuồng trại.
Nguồn: choidaga.com