NHỮNG THỨ CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI VÀ TẬP LUYỆN GÀ
1. Chuồng trại: lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào khả năng, nhưng nhất thiết phải vừa đủ chổ cho vài chuồng bay, chuồng bươi, chuồng nghĩ ngơi và nếu đủ rộng có thể xây thêm khu vực xổ gà càng tốt. Nên xây dựng như 1 nhà kho, thoáng mát, nhiệt độ ổn định, nếu không duy trì được nhiệt độ ổn định thì nên thiết kế sao cho thoáng mát và mùa nóng và ấp áp vào mùa lạnh. Thanshon sẽ để cập đến nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trong phần diễn giải sau, việc này rất quan trọng trong chế độ nuôi gà, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sát thương của gà.
1.1. Chuồng bay: không có quy định cụ thể cho quy cách nhưng Dài-Rộng-Cao(mét) nên tối thiểu khoảng 3×1.2×2.5. Chiều dài nên đủ dài để gà có thể đáp xuống dể dàng, và kèo đậu được gác cao khoảng 1.8 mét về phía cuối chuồng, nhưng phải đảm bảo gà đủ không gian để xoay sở không vướng víu đụng đuôi, đụng đầu. Máng đồ ăn và nước uống nên để cao buộc gà phải bây lên, nhưng nhất thiết phải có 1 miếng gổ đủ rộng để gà bay lên đậu, xoay xở. Tác dụng của chuồng bay: nâng cao và duy trì thể lực cho gà.
1.2. Chuồng bươi: thiết kế sao cho gà thoải mái không bị vướng víu khi di chuyển, bươi móc…. Nhưng tối thiểu cũng khoảng 3 mét vuông, nếu có điều kiện thì rộng rãi càng tốt. Vật liệu lót bên được sử dụng như dăm bào, cát, rơm, lá cây… nhưng tránh lót bằng vật liệu nhiều bụi bặm. Cỏ bên Mỹ thường có rất nhiều bụi nên không được sự dụng trong chuồng bươi, nhưng rơm của Việt Nam mình thì không bụi như cỏ bên này nên có thể sử dụng. Tách dụng của chuồng bươi: nâng cao và duy trì sự linh hoạt cũng như dẻo dai của cơ chân.
1.3. Chuồng nghĩ ngơi: lại không có quy định cụ thể quy cách nhưng tối thiểu cũng phải khoảng 2 mét vuông, đủ cao, rộng để không đụng đuôi, đầu khi xoay chuyển. Trong chuồng nghĩ nên đặt 1 khúc gổ vuông để gà đứng nghĩ ngơi và để tiện trong việc theo dõi phân gà (kiểm soát độ ẩm).
1.4. Bàn tập cánh: chiều cao khoảng 1,2 mét, rộng khoảng 0.4 mét, chiều dài khoảng 1.2 mét. Bên trên bàn tập phải được lót bằng vật liệu mềm như khăn, vải, thảm… để hạn chế chấn thương chân khi tập luyện.
1.5. Đồ tập chân: quy cách chiều dài x chiều rộng khoảng 1.2m x 0.3m và cũng phải được bọc lót bằng những vật liệu mềm nhằm hạn chế chấn thương khi luyện tập cho gà. Được đặt nghiêng khoảng 45o-50o.
2. Dụng cụ và thuốc men:
2.1 Dụng cụ: có nhiều thứ lắm như cân, kéo, bao tay, muỗng, cống đựng đồ ăn, đồ uống…nhưng thanhson chỉ nói những cái chính yếu và những vật liệu nên hạn chế sử dụng như:
– Cống nước và cống đồ ăn: nên hạn chế sử dụng gáo dừa vì khó vệ sinh, nhiều chất trong gáo dừa sẽ hoà tan trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của gà mặc dù hệ miễn dịch của gà rất mạnh nhưng để tránh rủi ro cho nên nên sử dụng cống nhựa cho lành.
– Nước phải sạch, tinh khiết và nếu được pha chất điện phân thì càng tốt nhằm tránh tình trạng mình thường gọi là chói nước do môi trường thay đổi.
– Nếu điều kiện cho phép nên trang bị mái điều chỉnh độ ẩm trong không khí để đưa độ ẩm trong không khí ở mức tối ưu.
2.2 Thuốc và dưỡng chất: phần này thường rối như tơ, sai 1 ly là đi ăn chuối. Và ngoài ra tuỳ thuộc vào sở thích và kinh nghiệm xương máu của mỗi người mà phần thuốc sẽ được sử dụng 1 cách khác nhau.
Nhưng những thứ cơ bản cần phải có như sau:
2.2.1. Chất tăng trưởng cơ bắp: phần này rất quan trọng trong việc nuôi trong thời gian ngắn nhưng gà đạt được khối lượng cơ báp cần thiết cho khả năng đánh, chặn. Chất tăng trưởng thường được gọi như Steroids, Equipose,… hàng này là hàng quốc cấm.
2.2.2: Vitamins và những chất cần thiết khác: có rất nhiều loại vitamins và khoáng chất được sử dụng trong quá trình nuôi như: B-12, B-15, B-complex, Super Complex, Blood Builder, Alfalfa, Vitamin K, Iron, Liver, Carbohyrate…
2.2.3: Chất bổ xung khác: ngoài đồ ăn conditioner feed (có thể mua tại thị trường Việt Nam) thì táo, chuối, thơm, sữa, buttermilk, đường, lòng trắng trứng (đã luộc)… sẽ được bổ sung trong khẩu phần ăn. Buttermilk được dùng để ngâm hay trộn. Nhưng đồ ăn nên ngâm để mềm giúp gà dể tiêu hoá.